"Vinh quang một đời của người cầm quân là một món nợ.
Nợ với tổ quốc, với đồng bào, và với thuộc cấp của mình!"
Vương Mộng Long, TĐT - TĐ82, BĐQ
-- Kính chào Quý Bạn đến Blog "Người Lính Vẫn Còn Đây", Trần Văn An 572. Fremont, CA USA
Sáng 31/5/2014, tại Hội nghị đối thoại Quốc phòng an ninh châu Á (Shangri La 2014), tướng Phùng Quang Thanh có bài phát biểu bày tỏ quan điểm của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông. Được biết, bài phát biểu này đã được Bộ Chính trị duyệt đi duyệt lại, cân nhắc từng câu chữ trước khi nhét vào tay cho tướng Thanh mang đi đọc tại Hội nghị trên.
Bài phát biểu được cho là có nhiều điểm tương đồng với quan điểm của Trung Quốc đã khiến Hoa Kỳ và Nhật Bản rơi vào thế việt vị hoàn toàn.
Trong bài phát biểu, tướng Thanh nói: “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc (vẫn dùng từ bạn của ngành Tuyên giáo) về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề TRANH CHẤP chủ quyền trên Biển Đông nên đôi khi cũng có những VA CHẠM gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014”.
Trước đó ông ví chuyện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam như mâu thuẫn nội bộ gia đình và cần giải quyết song phương: “Những vấn đề có liên quan đến hai nước thì cần giải quyết SONG PHƯƠNG… Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia, hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi”.
Mở đầu hội nghị, Thủ tướng Shinzo Abe (Nhật Bản) có bài phát biểu rất mạnh mẽ lên án Trung Quốc, bảo vệ Việt Nam và Phillippines. Ông nói: “Nhật bản sẽ hỗ trợ tối đa mọi nỗ lực của các quốc gia Đông Nam Á nhằm bảo vệ an ninh trên biển và trên không… Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam và Phillippines trong bảo vệ lãnh hải”. Đồng thời ông chỉ thẳng ra rằng Trung Quốc là thế lực gây mất ổn định khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Chuck Hagel, mở đầu bài phát biểu cáo buộc ngay Trung Quốc: “Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã ĐƠN PHƯƠNG tiến hành xâm chiếm lãnh hải trên Biển Đông, làm mất ổn định khu vực”. Cuối bài phát biểu, ông ủng hộ Nhật Bản giữ vai trò lớn hơn và tích cực hơn trong khu vực như phát biểu của Thủ tướng Shinzo Abe trước đó.
Thượng nghị sỹ Ben Cardin (Hoa Kỳ) trong bài phát biểu cũng lên án hành động ĐƠN PHƯƠNG của Bắc Kinh dùng giàn khoan xâm phạm vùng biển ngoài khơi Việt Nam. Đáp lại, bà Phó Oánh (đoàn Trung Quốc) tức tối nói: “Hà Nội và Bắc Kinh sẽ tự giải quyết TRANH CHẤP này trên cơ sở song phương. Đây là vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc, tôi cho rằng ông Ben đừng tự nhảy vào giải quyết vấn đề này hộ chúng tôi (Việt Nam – TQ)”.
Trong cuộc gặp đoàn Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Hội nghị, tướng Vương Quán Trung (Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội TQ) cũng chỉ trích ông Chuck Hagel về quan điểm của Hoa Kỳ và cho rằng đây là vấn đề song phương giữa Trung Quốc và VN.
Như vậy, quan điểm của Phùng Quang Thanh và Phó Oánh, Vương Quán Trung rất tương đồng: đây là vấn đề nội bộ gia đình Việt Nam – Trung Quốc. Phó Oánh dùng từ “tranh chấp” chỉ việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào xâm phạm vùng biển Việt Nam, cố tình lờ đi đây là hành động xâm lược ĐƠN PHƯƠNG. Thủ tướng Shinzo Abe, Bộ trưởng Chuck Hagel và Thượng nghị sỹ Ben Cardin luôn dùng từ ĐƠN PHƯƠNG để lên án hành động xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam. Tướng Thanh lại dùng từ “tranh chấp”, “va chạm” để chỉ hành động Trung Quốc đơn phương xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam, rất gần với từ ngữ trong luận điệu của Phó Oánh, Vương Quán Trung. Riêng từ “va chạm” mà tướng Thanh dùng khiến làm giảm hẳn tính chất phi pháp, nghiêm trọng trong hành động mang tính đơn phương mà Trung Quốc tiến hành xâm chiếm chủ quyền biển của Việt Nam, đe dọa an ninh khu vực và quốc tế. Ngoài ra việc tướng Thanh ví đây là chuyện gia đình khiến nhiều nhà quan sát bên ngoài phải ‘nhíu mày” bởi hành động Trung Quốc đơn phương xâm phạm chủ quyền của Việt Nam còn vi phạm luật pháp quốc tế, đe dọa an ninh và tự do hàng hải chung của các nước nên không thể coi là chuyện “nội bộ gia đình”.
Như vậy, quan điểm về giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay mà Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh bày tỏ tại hội nghị Shangri La 2014 khá gần với quan điểm của Trung Quốc, không biết vô tình hay cố ý, đã đưa Nhật Bản cùng Hoa Kỳ vào thế việt vị hoàn toàn.
Song, tướng Thanh lại tự mâu thuẫn: Chúng tôi hy vọng vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, các mâu thuẫn, bất đồng sẽ từng bước được giải quyết, duy trì được sự ổn định và phát triển ở khu vực, đóng góp chung cho môi trường hòa bình của thế giới. Sau đó, ông liệt ra hàng loạt các cơ chế đa phương cần có để giải quyết.
Hiện, dư luận đang xôn xao việc chỉ đạo “xuống giọng” tại Hội nghị Shangri La và việc trì hoãn chuyến thăm Hoa Kỳ của Phó thủ tướng Phạm Bình Minh hẳn phải có một thông điệp gì đó mà Hà Nội muốn chuyển tới Bắc Kinh cũng như thế giới.
Cuối tuần, chúng tôi nhận được vài cú điện thoại cằn nhằn chúng tôi về bài viết trong tuần qua của chúng tôi, trách chúng tôi đã quá lời, đụng chạm đến nền văn hóa Việt Nam cổ truyền Khổng-Mạnh- Nho-giáo (Chệt-Tàu). Trách rằng chúng tôi đã quá lời và quá khích khi dám ví hai ông Tàu râu dài Khổng Tử và Lão Tử với hai ông Tây râu xổm Các Mác-Karl Marx và Lê Nin-Lénine. Trách chúng tôi sao dám để bốn ông râu dài nói trên ngang hàng nhau, bằng buộc bốn ông cùng một tội phá hoại nền văn hóa Đại Việt của Dân tộc Việt, viện lý rằng : tuy hai ông Tàu râu dài, đã một thời gian dài gần 2000 năm (với riêng một 1000 năm hoàn toàn do Tàu đô hộ), được dùng làm vũ khí để Hán hóa nền Văn hóa và Văn minh Đại Việt - đây phần đồng ý với chúng tôi -, nhưng lại buộc chúng tôi phải nhìn nhận công trạng hai ông tàu râu dài ấy, vì nó to lắm, vì đó là công trình tạo và gìn giử cương thường đạo lý người Việt, tạo dựng toàn bộ cả một nền tảng cho Văn hoá Việt ( Làm như người Đại Việt chúng ta không có cương thường đạo lý cho một nền tảng riên biệt, đặc biệt thuần túy Việt vậy !). Trái lại đồng ý với chúng tôi rằng hai tên Tây râu xồm, đã sau thấm thoát tròn trèm 70 năm do Đảng Cộng sản quốc tế dùng bình phong để đô hộ dân Việt ta chỉ có mang hại đến Việt Nam ta thôi ! Hoàn toàn đồng ý, cám ơn và hoan hô quan điểm Chống Cộng của phe ta !
Để trả lời, chúng tôi nhìn nhận quan điểm chúng tôi có thể quá khích đối với cái nhìn của quý vị ấy, nhưng chúng tôi vẫn quả quyết giữ lập luận, khăng khăng nhấn định và ký tên nhất định (nói như tây, je persiste et je signe) giữ quan điểm nêu trên, tiếp tục tố cáo và quả quyết chứng minh rằng nền Văn Hóa Việt Nam, và cả nền Văn Minh Việt Nam trong suốt thời Quân chủ và Phong kiến - để riêng 1000 năm Bắc thuộc đô hộ văn hóa Tàu là chuyện chẳng đặng đừng, xin chỉ nói từ thời Ngô Quyền giải phóng khỏi ách Tàu vào những năm 900 sau Tây Lịch khởi đầu thời đại Độc Lập và Tự Chủ thôi - các tiền nhơn chúng ta, mặc dù yêu nước mặc dù cố gắng giữ và cũng cố tinh thần Đại Việt vẫn bị Hán hóa bởi ảnh hưởng nặng nề của một nền giáo dục do các quan lạimặc dù người ại Việt, mặc dù có thể yêu nước, nhưng thường thường nhầm lẫn bởi được giáo dục trong văn hóa Tàu-Chệt-Khổng-Mạnh, chỉ biết phục vụ Chúa hay Vua, lẫn lộn Chúa Vua - Chánh quyền và Tổ quốc, dùng quan niệm và đầu óc Hủ-Nho-Tàu-Chệt áp đặt, kềm chế và chi phối từ tinh thần trí tuệ đến tập tục,. lễ nghi của người Đại Việt, từ trong Triều đình, Lăng Miếu đến Đình làng, Chùa Miểu. Suốt từ những năm 900 đến những năm 1900, gần 1000 năm, mặc dù nước nhà đã độc lập, tự chủ, các quan lại Hủ Nho Tàu Chệt, qua nhiều thế hệ, qua nhiều triều đại, lắm khi có cả triều đình, hoặc triều đại sử dụng Nho học làm vũ khí chánh trị, thậm chí có cả những Nhà Vua tự mãn tự tôn tự đại dùng cả thuyết Nho học để trị dân (thí dụ Vua Tự Đức, một ông Vua vốn tự hào và được ca tụng là một ông Vua hay chữ vì giỏi làm thơ chữ …Nho tức là chữ Tàu !) …dùng chữ viết Tàu, tư tưởng Tàu để ngự trị đầu óc, tinh thần văn hóa người Đại Việt. Chẳng những dùng chữ viết, văn học (tôi không nói văn hóa) Tàu để cai trị mà còn dùng cả lễ giáo Tàu để giáo dục dân trí và cai trị, quản trị dân tộc Việt ta nữa. Lịch sử chúng ta, may quá, cũng có một vài thời gian khác may mắn hơn được vài vị anh vương biết dùng đạo lễ Phật Giáo đễ làm dịu phần nào ảnh hưởng của lý thuyết Khổng Nho - đó những dấu ngoặc dưới hai triều Lý Trần, hay ở Đàng Trong dưới các triều đại các Chúa Nguyễn, hay những cố gắng của triều đình Vua Quang Trung. Các nhà sử học Việt Nam xưa hoặc nay vẫn không công bằng, không đánh giá đúng những cố gắng của vài vị quân vương ái quốc cố tạo sự độc lập của dân tộc Đại Việt bằng khuyến khích sáng tạo chữ Nôm hoặc đặc biệt là dùng chữ Nôm trong các văn kiện hành chánh, Nhà Hồ hay Nhà Tây Sơn thí dụ, nhưng rất tiếc không được đánh giá đúng tầm vóc !
1/ Từ một tài liệu xưa chứng minh sự bán nước :
Vừa qua một anh bạn gời cho chúng tôi một tài liệu dưới đây :
Đọc xong, chúng tôi nghẹn ngào, hết nói, dù tuy bao nhiêu năm vẫn có những nghi ngờ, nhưng nay có bằng chứng rõ ràng càng đau lòng quá ! Xin cám ơn anh bạn đã cho một tài liệu rất quý giá chứng minh rõ ràng Hồ Chí Minh và các đệ tử Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh …đúng là những tay bán nước cỏng rắn cắn gà nhà. Lúc trước khi biết tài liệu nầy chúng tôi thường đánh giá Hồ Chí Minh chỉ là một tay phá hoại văn hóa - khi đã cải biến thay thế những chánh tả chữ viết thông dụng bằng kiểu « chảnh tả mới » do lão ta tự chế như f thay ph, z thay d, j thay gi, k thay c… người viết chúng tôi chỉ nghĩ lão ta muốn lập dị thôi ! Nay đọc tài liệu nầy do chính Trường Chinh viết, được báo Tiếng Dội đăng, chúng tôi mới rõ ràng là Hồ Chí Minh và các đồng bọn khi từ chối công trình của các linh mục Dòng Tên - đã tìm ra cách viết chữ Việt bằng mẫu tự la tinh, giúp người dân Việt thoát khỏi chữ viết Trung Hoa, và đặt biệt nhờ mẫu tự la tinh, và cách ráp vần, đánh vần đã giúp cho người dân việt thoát nạn mù chữ dễ dàng tiềp cận với văn hóa - là một kế hoạch chánh trị.
Cộng sản Việt Nam chối bỏ chữ viết quốc ngữ theo mẫu tự la tinh để trở về với chữ Tàu chỉ muốn chúng ta người dân Việt hoàn toàn nô lệ văn hóa Tàu. Tài liệu còn ca tụng, khen cách chửa bịnh kiểu Tàu, gọi Tàu là thầy, khen Tàu là văn minh số một của thế giới. Trường Chinh và đồng bọn quên rằng cũng vì theo nền văn hóa Tàu mà đầu óc các quan lại Hủ-Nho Nhà Nguyễn ngu tối tụt hậu đến nổi phải sắc thuốc cho súng Thần công – Thần công kẹt đạn, hay thuốc súng ướt, không bắn được – trong khi ấy hải quân lục chiến quân Pháp và Y Pha Nho đổ bộ đánh thành Huế, nên mới thua trận, mất Huế, mất thủ đô, mất quê hương, mất Độc lập, nước Nước. ( Chỉ với 40 tên lính thủy quân lục chiến mà Hải quân Pháp đã đánh tan một đạon quân của quân đội của một quốc gia nhứt nhì hùng mạnh của Đông Nam Á lúc bấy giờ).
2/ Đến những sự kiện ngày nay của sự bán nước :
Từ ngay những ngày đầu của Triều đình Cộng sản Việt Nam, ngay những năm 1946, không năm nào không có những đi lại, xin xỏ, khi đi sứ, khi cầu cạnh, mua quan bán tước, xin ghế, xin tiền, xin súng, xin đạn … của các nhà đầu xỏ Đảng Cộng sản Việt Nam đi sứ sang chầu Triều đình Cộng sản Tàu. Mỗi mỗi hành động, mỗi mỗi quyết định đều phải được Quan thầy Trung Cộng bật đèn xanh. Vì vậy tháng năm, năm nay 2014, khi giàn khoan được đặt vào lãnh hải Việt Nam, ấy là chuyện ép buộc đã rồi, hay chuyện đã được thỏa thuận ? Chuyện đã rồi ? do Công ty Quốc doanh CNOOC Tàu, do Đảng Cộng sản Tàu làm chủ làm ẩu ? Chánh quyền Cộng sản Tàu không biết ? - Xạo ! Đại Xạo ! Láo khoét ! một giàn khoan to như một sân đá banh, nặng không biết bao nhiêu ngàn vạn tấn, không tự động di chuyển, không tự điều khiển trên biển được, phải do nhiều tàu kéo, cả một đoàn tàu kéo, và kéo rất chậm, đi từ hải phận gần Hong Kong xuống Nam vào hải phận Việt Nam gần Quảng Ngải, đi cả tuần lễ, có thể nhiều tuần lễ, không thể một sớm một chiều là đến. Nhưng tại sao chỉ đến sáng ngày 2 tháng năm ngủ dậy Đảng Cộng sản Việt Nam mới la hoảng và bớ hàng xóm láng giềng, thế giới Đông Tây : giàn khoan đến nhập nhà tôi rồi ! ối bà con ơi ! Nhưng tại sao phải la làng ? Có phải la làng để chửa thẹn bán nước ? Hay la làng để vừa đánh trống vừa ăn cướp ? Tâm lý, lý luận Việt Cộng, Tàu Cộng, của người phương Bắc quá phức tạp và cầu kỳ đối với cái giáo dục văn hóa bộc trực và lương thiện của đất Nam Việt dạy cho cá nhơn chúng tôi, nên chúng tôi xin miễn bàn ! Xin trả cái tâm lý phức tạp ấy cho những người phức tạp. Xin trả lý luận Cộng sản cho người Cộng sản ! Xin trả tất cả việc ấy cho các người miền Bắc ! Hà nội và Bắc Kinh
Chúng tôi chỉ tố cáo hành động xâm lược của Tàu cộng và thái độ đồng lỏa cùng hành động
Bán nước của Đảng Cộng sản Việt Nam thôi ! Bán hai lần :
1/ Việt Cộng đã bán nước Việt Nambằng nhờ quân Tàu đánh Tây giùm mình cướp được nửa nước Việt Nam năm 1954 – anh hùng quân đội Việt Minh bấy giờ là anh phu dân quân đẩy xe thồ tiêp tế, là anh dân quân làm phu kéo pháo, là người anh hùng xung phong biển người, là người anh hùng dùng thân bịt đầu súng địch, là những anh hùng vắt mình trên hàng rào giây thép gai, hay phơi thây nơi chiến hào ; chứ anh bộ đội bắn, anh nhân quân pháo, anh chiến sĩ giết thù, anh sĩ quan tham mưu, anh tướng lãnh chỉ huy bày binh bố trận là các đại đồng chí …Tàu. Tất cả những hình ảnh oai hùng được Ban tuyên truyền tổnghợpđội lốt cảitrangthành người Việt Nam dưới tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh hùng Điện Biên Phủ.
2/ Việt Cộng cũng đã bán nốt toàn bộ nước Việt Nam khi nhờ quân Tàu đánh Mỹ giùm mình. Quân đội Nhơn dân Việt Nam thật sự chủ yếu là dân quân gồng gánh vượt núi vào Nam, sanh Bắc tử Nam. Nào là những anh hùng dân phu xẻng cuốc xẻ Trường Sơn, đắp đường mòn Hồ Chí Minh. Nào là những anh hùng chiến sĩ, chân xích vào đại liên để « chết hôm qua, chết nghẹn ngào ( cf Trịnh Công Sơn) trên những bìa chiến hào, dọc theo biên giới ». Nào những anh hùng xung phong biển người phơi thây, bỏ xác, vắt thân trên những hàng concertina, hay nát thân bởi mìn claymore hay đạn chụp… Chứ thật sự, chủ lực quân đội, phi pháo, xạ thủ Sam, phi công Mig, tên lửa, hải quân, đại pháo, đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào là quân đội Cộng sản … Tàu. Đó là sự thật ! Sự thật do những tài liệu mới nhứt do Tàu giải mật vừa qua để tính sổ kết toán chi phí chiến tranh (hai lần). Đảng Cộng sản Tàu đã dùng nhân dânTàu giúp cho Đảng Cộng sản Việt Nam hy sanh nhân dân Việt Nam, hai miền - cướp toàn bộ chánh quyền và nhuộm đỏ, Hán hóa miền Nam, vựa lúa Đông Nam Á để dâng cho Thiên Triều Hán tộc - khắc chi Tân Đế Quốc Nga Hoàng Poutine ngày nay đang chiếm đoạt Ukraine là vựa lúa miền Tây vùng Caucase vậy. Vì món nợ ngập đầu nầy, gần 1000 Tỷ Mỹ Kim, nên ngày nay phải mất nước phải dâng đất, phải dân biển chỉ vì phải :
Trả nợ : Từ bấy lâu, những cuộc đi sứ, đi hầu, những ký kết, tuyên bố, từ khẩu hiệu 4 Tốt 16 Chữ vàng, đến cả công hàm Phạm Văn Đồng chỉ là những làm hào dáng bề ngoài chẳng đặng đừng nói cho có vẽ, nói để bịp dư luận quốc tế, bịp dư luận người dân Việt ta thôi ! Ra dáng tưởng rằng Việt Tàu là hai quốc gia, nói để mà nói, nói cho vui miệng thôi !. Sự thật, Trung Cộng đã toàn bộ chinh phục Việt Nam từ lâu rồi, Tàu và Việt Nam tuy hai là một, tuy một mà hai.. Đảng Công sản Mác Lê, là một. Staline, Mao, Hồ là những chi nhánh. Staline bị hạ bệ, nay chỉ còn Mao Hồ mà Hồ là Lý Thụy, là cán bộ Cộng sản Tàu ! Làm sao dối trá được ! Làm sao trốn tránh được ! Thật là : nợ tình, nợ nghĩa, Đảng là cha mẹ, nên nợ cả cái trung, nợ cả chữ hiếu, cái khó cho Đảng sản Việt Nam ngày nay là vậy !
Công Đảng như Núi Thái Sơn, Nghĩa Tàu (Mẫu quốc) như nước trong nguồn chảy ra !
Hội Nghị Thành Đô năm xưa với 4 Tốt, 16 Chữ Vàng chỉ là cái hâm nóng, cái xào lại, của một cuộc tình duyên dang dỡ sau cuộc ly dị giữa cha Nga mẹ Tàu và thằng con lai Việt Cộng, và để làm một cái giao kèo buộc chặc thằng con vào bà mẹ. Cuộc chiến, bài học năm 1979, thật sự chỉ là những cái tát tai để trị thằng con vốn con riêng của mẹ Tàu – đã hy sanh bao xương máu - mà bày đặt phản mẹ, vọng ngoại, vọng thằng cha ghẻ phương tây, chạy theo phú quý của thằng Nga cưởng lại bà mẹ ruột Tàu đó thôi ! Hội nghị Thành Đô là nhắc nhở, là đặt lại, là nói rõ những ràng buộc, điều lệ, bổn phận cho các lãnh tụ mới của Cộng sản Việt Nam lớp đàn em vừa lên ngôi (Nguyễn Văn Linh và tiếp theo), và cũng là bài học nhắc nhở lại những gì những thằng lớp đàn anh trước ( nhóm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ …) đã quên. Nhắc nhở nhưng cũng tiện tay đưa cái bill-cái facture-cái giấy tính tiền cho các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam mới luôn thể. Và theo bill, theo giấy tính tiền, giá nợ to lắm - gần một ngàn tỷ dollars Mỹ - ấy là chỉ tính sơ sơ từ thời Điện Biên Phủ đến lúc chiếm miền Nam thôi ! Trước đó và sau đó cho không, miễn phí, free… miễn không tính, không tính những ngày nuôi ăn nuôi ở Hồ Chí Minh, không tính tiền tặng gả cô Tăng Tuyết Minh để sưởi ấm tấm thân và cỏi lòng tên Lý Thụy- Hồ Chí Minh trong những ngày giá lạnh mùa đông Hoa Lục ! Rồi nào công cứu khỏi bị người Anh bỏ tù, rồi huấn luyện, rồi chi phí huấn luyện và nuôi cả bầy các đệ tử đàn em …cho súng, cho tiền, cho bạc, …cho nhiều thứ lắm. Nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam là dân vô tình, hay vô hậu, xem chẳng ra gì những giúp đở đấy, và quên hết. Trái lại còn la hoảng ba cái chuyện Hoàng Sa và Trường Sa mà tay Thủ tướng Phạm Văn Đồng, tên ấy là tên biết ơn biết nghĩa đã ký tặng và nhìn nhận là của Tàu. Đáng lý ra, Việt Nam phải biết xem thường, xem như pha, nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ ấy, chỉ vài quần đảo san hô đầy cức chim - thật sự là phosphate một của báu có thể xuất cảng lấy ngoại tệ được ( bà con nhớ hảng Phosphate d’Alsace thời tây với hình con cò) – mà còn trái lại bày đặt, đặt thành một vấn đề quốc sự ! Tàu chết cả vạn dân, tốn gần ngàn Tỷ dollars Mỹ và cả chục vạn quân không than vãn. Việt Nam chỉ hai lần -1974 và 1988, hy sanh chưa đầy 200 hải quân – mà gần phân nửa là của phe miền Nam- mà càm ràm xuống đường biểu tình chống Tàu đòi đảo.
3/Vì thế, người Việt thật sự Việt Nam, thật sự yêu Nước, hãy cảnh giác :
Chúng ta đừng thấy những tuyên bố ngày nay của Thủ tướng Nguyễn Tân Dũng vừa qua mà tưởng bở, chúng ta đừng vội mừng khi phó Thủ tướng Phạm Bình Minh « được » tên Ngoại trưởng John Kerry, tên cộng sản Mỹ điện thoại thông cảm và chia sẻ đau khổ và nổi nhục mất nước, hay hí hửng khi được biết Tập Hoàng đế Tàu « chê » không tiếp Vua Phú Trọng của triều đình ta ! Tất cả là tuồng hát, tuồng hát đang được viết từng hồi, đây là chuyện dài nhiều hồi, loại feuilleton, được viết theo từng hồi một, và theo dõi thị hiếu người dân và bạn đọc. Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng và Ngoại Giao đoàn Việt Cộng được phân công, lãnh vai trò« nhiệm vụ phản đối ». Còn các thành phần khác ? vai trò gì ? ở đâu ?làm nhiệm vụ gì ? Giàn Khoan ngoài biển leo thang, cấm đến gần 1 hải lỳ, 3 hải lý, 7 hải lý, Trong bộ, quân Tàu đem 300 ngàn quân ép sát biên giới. Phe Hà nôi cũng chuẩn bị ra quân rầm rộ. Và vì nước nhỏ được thương được cảm tình, và cũng dịp mượn luồng gió « ghét Tàu », Hàn, Nhựt, Phi, Tây, Mỹ, « hội đồng » ủng hộ Việt Nam. Thế là phe ta, từ người Việt Hải ngoại tỵ nạn ở xứ tự do, đến người Việt quốc nội ở tù trong nhà tù lớn Cộng sản « hồ hởi-phấn khởi » kháu nhau rằng kỳ nầy thằng Tàu thua tio rồi ! Coi chừng, còn lâu mà các quốc gia bạn ta thương ta đến sẳn sàng thí con, thí dân « chết cho Việt Nam » ! Chỉ có người Việt thương người Việt, vậy ta phải sẳn sàng chết cho quê hương mình ! Nhìn Đảng Cộng sản Việt Nam đang giở trò hai mặt, một mặt la hoảng, một mặt nằm im, chờ thời, hay thương thuyết. Cũng đừng quên, ngày nay Tàu đang có cả một đạo quân thứ năm nằm trong lòng Việt Nam. 40 năm xâm nhập, người, nhà máy, công trường …Mặt nổi thợ thuyền, công nhơn, hiệu buôn lớn…Mặt chìm, người dân Tầu Kiều, tiệm tạp hóa, tiểu thương, người bạn Tàu, người rễ Tàu, cô dâu Tàu…
Tóm Lại Để Kết Luận :
Đó là lực lượng thứ năm của Tàu ! Nhưng ai cấm ? Đócũng là những hostages-con tin-bình phong của Việt Nam. Và Việt Nam Ta có thể :
Một mặt bắt một ít – có khi cũng có những Hoa Kiều tự nguyện – xin cám ơn trước, lập một nhà tù lớn một doanh trại, nằm ngay biêngiới, làm bình phong hàng rào chống xe tăng Trung Cộng. Một mặt đuổi về nước trục xuất tất cả ( tất cả là tất cả) Tàu Kiều, kể cả những tập đoàn thương mại, công xưởng, công trường kỹ nghệ, nhà máy,. . Trục xuất luôn Sứ quán, đoạn giao.
Ngoài biển Tàu đòi 7 hải lý xa giàn khoan.Trên bộ Ta buộc 7 dặm xa biên giới Ta. Đảng Cộng sản Việt Nam chớ quên hồi xưa đã dùng dân chúng miền Nam Việt Nam làm bình phong để xung phong cướp trại quân đội Việt Nam Cộng hoà. Quên sao trong những biểu tình Sài gon, bao nhiêu lần Việt Cộng xúi dân, núp sau dân, để phá bỉnh phường xóm, chợ búa an lành ? Nghề bình phong là nghề của các Người, ngày nay các Người Việt Cộng hãy làm đi !
Ít ra sau bao nhiêu năm cầm quyền các Người hãy làm một việc hữu ích, can đảm.
Đừng dùng đòn kinh tế hù dọa dân chúng ! Dân Việt Nam nghèo, nhưng Đảng Cộng Sản và đảng Viên Cộng sản rất giàu. Tất cả tài sản Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay đủ sức nuôi toàn dân Việt Nam ăn uống cần kiệm trong vòng ít nhứt một năm.
Và …quan trọng hơn Các Người Cộng sản hãy từ chức, để người Dân chủ cầm quyền. Từ chức thì hết nhiệm vụ (nhưng không hết trách nhiệm đâu nhé ! vì tội phá phách vẫn còn trừ phi … ?) Đảng Cộng sản Việt Nam từ chức thì Việt Nam HẾT NỢ. Nờ nần do Hồ Chí Minh, nợ nần do Phạm Văn Đồng, 4 Tốt 16 Chữ Vàng là giữa Hai Đảng cam kết ký với nhau ở Thành Đô.Hết Đảng Cộng sản Việt là hết đối tượng thiếu nợ.
Còn nếu sợ Việt Nam và dân Việt Nam tiếp tục mang nợ, vì kế vị, phải tiếp tục gia tài ? .
Thì Xin NgườiDân Lật Đổ Các Người Đi ! HãyLàm Một Cuộc Cách Mạng ( Muốn Ôn Hoà ? Nên tổ chức một cuộc Cách Mạng thì may ra kiểm soát được đấy !).
Nhưng nếu chẳng may, gặp dân quá giận, hay quá khích thì Xin Ba Anh Đầu Xỏ ngày nay Hy Sanh cho Tý Máu Tý Huyết, gọi là Hy Sanh Cho Đại Nghĩa. Rủi Có Chết, Xin Thay Mặt Người Dân, Chúng Tôi Xin Đề Nghị Người Dân « Hứa Cho Phép Bà Con Cúng Mấy Anh, Gọi Là Trả Cái Lòng Cải Thiện Của Các Anh » ./.
Mong lắm ! Đây là mong muốn của một thằng con già trên đất người.
Mong cho Đại Nghĩa! Mong cho Đại Việt ! Mong cho Toàn Vẹn Lãnh Thổ !
Đều nằm trên bán đảo Triều Tiên, có chung một dân tộc, cùng chung một nền văn hóa và nói chung một ngôn ngữ nhưng Nam Triều Tiên trở thành một quốc gia giàu mạnh, dân chủ trong khi Bắc Triều Tiên vẫn phải đối diện với nghèo đói, cô lập.
Trường hợp Nam và Bắc Hàn cho thấy một thể chế chính trị cởi mở, tự do có thể giúp một đất nước phồn thịnh. Trái lại, một chế độ độc tài, toàn trị lại kìm hãm sự phát triển của một quốc gia.
Ngoài chế độ độc tài, gia đình trị ở Bắc Hàn, trên thế giới ngày hôm nay vẫn còn có không ít nhà lãnh đạo, chế độ – thay vì giúp đất nước mình phát triển hay là giải pháp cho những vấn nạn của đất nước mình – họ lại trở thành vật cản cho sự phát triển hoặc thậm chí là nguyên nhân dẫn đến bất ổn, xung đột của chính quốc gia nơi họ nắm quyền.
Chế độ Assad ở Syria
Một ví dụ cụ thể cho trường hợp ấy là Tổng thống Bashar al-Assad của Syria – người đẩy đưa quốc gia ở Trung Đông này vào một cuộc nội chiến đẫm máu trong gần ba năm qua và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chia rẽ tại hòa đàm Syria, diễn ra tại Geneva, Thụy Sỹ, trong những ngày qua.
Lên nắm quyền năm 2000 – khi cha ông là Hafez al-Assad chết sau 30 năm cai trị Syria – ông Bashar al-Assad, sinh năm 1965, là một tổng thống tương đối trẻ. Tuy vậy, cũng giống như cha mình, ông vẫn tiếp tục lối lãnh đạo độc quyền, độc tài và gia đình trị. Ông và những người thân cận với ông chi phối toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở Syria.
Theo một bài viết trên The Guardian – một trong những nhật báo quan trọng tại Anh –ngày 19/07/2012, trước khi cuộc nổi dậy xẩy ra ông Assad và người thân của ông sở hữu khoảng từ 60% đến 70% tài sản của Syria và đến năm 2012, ông đã bòn rút khoảng 1.5 tỷ đôla cho gia đình và những người thân cận.
Dưới thời cai trị của ông, Syria cũng được coi là một quốc gia vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Theo các tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế, chế độ của ông Assad đã bắt bớ, tù giam, tra tấn và giết hại những tiếng nói, nhân vật chính trị đối lập.
Đó cũng là lý do tại sao, ngay sau có khi các cuộc nổi dậy ở các nước Ả Rập-Bắc Phi như Tunisia, Ai Cập và Libya, phong trào nổi dậy chống chế độ Assad cũng bùng nổ tại Syria.
Tuy vậy, khác hẳn với Zine al-Abidine Ben Ali ở Tunisia, Hosni Mubarak ở Ai Cập và Moammar Gaddafi ở Libya – những nhà độc tài bị truất phế hay chịu một kết cục bi thảm như trường hợp ông Gaddafi – ông Assad vẫn chưa bị lật đổ.
Nhưng khi dùng mọi thủ đoạn để cầm cố quyền lực, ông đã gây nên không ít tội ác trong ba năm qua. Chẳng hạn, theo một bản phúc trình của một nhóm công tố viên về tội ác chiến tranh và chuyên gia pháp y nổi tiếng quốc tế được tiết lộ mới đây, chế độ của ông đã tra tấn và giết hại khoảng 11.000 người thuộc phe đối lập.
Hơn nữa, chính sự tham quyền, cố vị ấy đã lôi kéo Syria vào một cuộc nội chiến đẫm máu, tương tàn và đẩy người dân Syria vào một thảm cảnh rất bi thương. Uớc tính đến nay, cuộc nội chiến ở Syria đã cướp đi hơn 100 ngàn sinh mạng và gần 10 triệu người Syria phải rời bỏ nhà cửa – trong số có hơn 2 triệu người phải chạy sang các nước làng giềng lánh nạn. Đó là những con số thật không nhỏ với một quốc gia chỉ có hơn 22 triệu dân.
Vẫn biết rằng lực lượng đối lập Syria cũng ít nhiều nhúng tay vào thảm cảnh này. Chẳng hạn, Nga – một đồng minh thân cận của chế độ Assad – thường cho rằng trong các nhóm đối lập có các thành phần khủng bố và những đối tượng này cũng tiến hành những vụ tàn sát ở Syria trong thời gian qua. Các tổ chức quốc tế, như Tổ chức theo dõi nhân quyền, cũng đã từng lên tiếng tố cáo phe đối lập giết hại dân thường.
Ngoài ra, nếu phe đối lập – trong đó có các thành phần Hồi giáo cực đoan, những người đã từng tuyên bố họ sẽ cho thiết lập một nhà nước Hồi giáo ở Syria – được lên nắm quyền, cũng không chắc Syria có thể tiến tới dân chủ, ổn định. Việc ông Mohammed Morsi cho áp dụng luật Hồi giáo bảo thủ, hà khắc của Huynh đệ Hồi giáo – một phong trào có khẩu hiệu ‘Hồi giáo là giải pháp’ – ở Ai Cập khi lên nắm quyền và cũng vì vậy bị truất phế một năm sau đó, dẫn đến tình trạng bất ổn hiện nay ở Ai Cập chứng minh điều đó.
Tuy vậy, ít ai có thể phủ nhận rằng ông Assad đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa đẩy Syria đến thảm cảnh ngày hôm nay. Do đó, dù không còn mặn mà ủng hộ phe đối lập ở Syria như họ đã từng làm với phong trào nổi dậy ở Libya, các nước phương Tây như Mỹ, Anh và Pháp nhất quyết buộc ông Assad phải từ bỏ quyền lực.
Nhưng đại diện của chính phủ ông tại Hội nghị Geneva khẳng định không có chuyện ông Assad nhượng bộ và đồng ý ra đi. Và điều này cũng có nghĩa là cuộc nội chiến ở Syria khó có thể kết thúc và người dân nước này vẫn tiếp tục phải chịu cảnh ly tán, chết chóc trong thời gian tới.
Tổng thống Yanukovych ở Ukraine
Một quốc gia khác cũng đang phải đối diện với bạo lực, bất ổn và có thể dẫn tới nội chiến nếu những xung đột hiện tại không sớm được giải quyết là Ukraine.
Xung đột giữa chính quyền Tổng thống Viktor Yanukovych và những người đối lập tại Ukraine bắt đầu từ giữa tháng 11 năm ngoái khi ông Yanukovych dừng ký kết một hiệp định liên hiệp với Liên hiệp châu Âu (EU).
Lãnh đạo đối lập và người dân ở thủ đô Kiev và nhiều nơi khác ở Ukraine đã đồng loạt xuống đường phản đối quyết định này vì họ muốn Ukraine thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga và tiến gần với EU.
Trước áp lực của người biểu tình, ông Yanukovych hứa sẽ ký hiệp ước với EU. Tuy vậy, sau đó ông lại không làm như vậy vì nhận được những hứa hẹn giúp đỡ rất hẫu hĩnh – như giảm một phần ba giá khí đốt cho Ukraine – từ Nga. Điều này càng làm nhiều người Ukraine xuống đường phản đối vì họ không biết ông Yanukovych đã trao đổi gì với Nga để nhận được sự giúp đỡ ấy.
Nằm cạnh một quốc gia lớn và hơn nữa lại phụ thuộc nặng vào quốc gia ấy, đặc biệt là về năng lượng, thoát khỏi sự lệ thuộc của Nga quả thực không dễ đối với Ukraine. Càng không dễ khi Nga lại có những hứa hẹn giúp đỡ rất hấp dẫn, có thể giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng nợ nần trước mắt, thậm chí nguy cơ bị phá sản.
Nhưng có thể nói Tổng thống Yanukovych quyết định theo Nga thay vì đến với EU vì điều đó có lợi cho chính bản thân ông hơn là có lợi cho đất nước và người Ukraine.
Theo Nga, ông không cần phải tiến hành những cải cách chính trị hay buộc phải minh bạch trong quyết sách của mình. Và như vậy, ông và những người thân của ông có thể kiếm lời từ những khoản giúp đỡ của Nga. Hơn nữa, biết đâu Nga cũng dành cho ông những ưu đãi cá nhân khác.
Nhưng để đến được với EU, ông Yanukovych và chính phủ của ông cần thực hiện một số điều kiện, trong có cần phải thay đổi luật để xây dựng một nhà nước pháp quyền, minh bạch, dân chủ. Đây là những điều mà đất nước và người dân muốn có vì chúng sẽ giúp Ukraine phát triển, phồn thịnh trong tương lai.
Đó cũng là lý do tại sao người dân ở các tỉnh thuộc phía Đông của Ukraine – nơi từng dành cho ông Yanukovych nhiều sự ủng hộ trong cuộc bẩu cử tống thống năm 2010 – cũng xuống đường biểu tình chống chính phủ của ông lần này.
Các cuộc biểu tình tại Ukraine càng trở nên bạo lực, trầm trọng một phần cũng vì chính phủ ông đã dùng vũ lực để trấn áp biểu tình và thậm chí ra luật ngăn cấm biểu tình. Nếu thay vì dùng những biện pháp mạnh, ông biết đối thoại và chịu nhân nhượng ngay từ đầu chắc Ukraine đã không phải rơi vào tình trạng bất ổn, khủng hoảng, tê liệt như hiện nay.
Hơn nữa, nếu biết làm vậy ông cũng không phải đối diện với nguy cơ bị lật đổ. Dù ông có những nhân nhượng trong mấy ngày qua – chẳng hạn giải tán chính phủ, chịu gặp lãnh đạo đối lập – xem ra giới đối lập và người biểu tình vẫn chưa chịu dừng bước. Giờ họ muốn ông từ chức và tổ chức bầu cử sớm.
Một lý do khác làm người dân Ukraine chống đối và muốn truất phế ông Yanukovych là tình trạng tham nhũng tràn làn tại Ukraine từ khi ông trở thành tổng thống. Năm 2013, Tổ chức minh bạch thế giới đã xếp Ukraine thứ 144 (trên 177 quốc gia, lãnh thổ) về mức độ tham nhũng. Trong khi đó năm 2007 quốc gia này xếp thứ 118.
Một bài viết của Shaun Walker trên nhật báo The Guardian ngày 27/01/2014 đề cập tình trạng các nhóm lợi ích và những người thân cận ông Yanukovych chi phối, khuynh đảo chính trị và kinh tế Ukraine. Theo bài viết, con trai của ông Yanukovych là Oleksandr, một nha sỹ, đã thâu tóm một tài sản rất lớn – ước tính lên đến 500 triệu đôla vào đầu năm 2014 theo một nguồn khác – trong vòng ba năm qua.
Do đó, có thể nói ông Yanukovych là nguyên nhân chính dẫn đưa Ukraine đến tình trạng bế tắc, bất ổn và xung đột ngày hôm nay.
Đảng Cộng sản ở Việt Nam?
Dù không có những xung đột như ở Syria và Ukraine hay phải đối diện với nghèo đói, cô lập như Bắc Hàn, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với không ít bế tắc chính trị, khó khăn kinh tế và bất ổn xã hội.
Và nếu dựa vào các góp ý, kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 của giới nhân sỹ, trí thức và các tổ chức khác hay những phát biểu, quyết định của một số chuyên gia, đảng viên, cựu quan chức Việt Nam trong thời gian qua xem ra Đảng Cộng sản Việt Nam và đường lối của họ là nguyên nhân dẫn đến những vấn nạn đó.
Chẳng hạn ông Lê Hiếu Đằng – một cựu quan chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người vừa mới qua đời hôm 22/01 – đã tuyên bố bỏ Đảng Cộng sản sau hơn 40 năm là đảng viên chỉ vì ông nhận ra rằng Đảng Cộng sản đang ‘trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân’.
Trong lời phân ưu của mình trước sự ra đi của ông Lê Hiếu Đằng, những người khởi xướng và điều hành trang mạng Bauxite Việt Nam đã mô tả chế độ hiện tại là ‘một tập đoàn độc tài tham nhũng đang đưa đất nước vào tình trạng còn tồi tệ hơn cái chế độ mà anh [ông Lê Hiếu Đằng] đã góp phần đánh đổ’.
Vào tháng 11 năm ngoái, những người khởi xướng và hưởng ứng Kiến nghị 72 đã gửi thư kêu gọi Quốc hội Việt Nam dừng việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vì họ cho rằng Bản Dự thảo này ‘thậm chí có một số điểm còn thụt lùi hơn trước. Điều đó có nghĩa là vẫn duy trì một nền tảng pháp lý lỗi thời của thể chế toàn trị, là nguồn gốc đã gây ra cho đất nước và nhân dân rất nhiều thảm họa, đặc biệt là cuộc khủng hoảng trầm trọng về chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội mà cả nước đang lâm vào và vẫn chưa có lối thoát’.
Trước đó, trong góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp, dù không gay gắt, Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đã rõ ràng và công khai chỉ ra những bất cập, nguy hại khi hiến định Đảng Cộng sản là ‘lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng’.
Theo các Giám mục Việt Nam, ‘sự trói buộc tư tưởng vào một hệ ý thức duy nhất đã kìm hãm tư duy sáng tạo của người dân Việt Nam. Ðây là một trong những lý do lớn, dẫn đến tình trạng trì trệ và chậm tiến của Việt Nam về nhiều mặt: giáo dục, khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật’.
Nếu theo dõi tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam trong thời gian qua và đặc biệt nếu dựa vào các chỉ số, số liệu của các tổ chức quốc tế, có thể thấy ít hay nhiều những nhận định trên cũng có cơ sở.
Tình trạng các nhóm lợi ích thâu tóm, chi phối nền kinh tế Việt Nam hay tham nhũng tràn lan – có người ước tính đến ‘50% quan chức dính vào tham nhũng’ – được giới quan sát, chuyên gia nêu trong thời gian qua cho thấy mô hình kinh tế của Việt Nam có không ít bất cập. Và phải chăng đây là một trong những lý do Việt Nam vẫn tụt hậu so với các nước khác khu vực khác?
Theo Ngân hàng thế giới, thu nhập đầu người (GDP per capita) của Việt Nam năm 2012 chỉ ở mức 1755 đôla/người, trong khi đó ở Singapore là 51709, Malaysia 10432, Thái Lan 5580, Indonesia 3557 và Philippines 2587.
Việt Nam thua xa sáu nước ASEAN trên không chỉ về kinh tế mà còn về nhiều lĩnh vực khác.
Năm 2013, chỉ số dân chủ của The Economist xếp Việt Nam thứ 144 (trên 167 quốc gia) trong khi đó Indonesia được xếp thứ 53, Thái Lan 58, Malaysia 64, Philippines 69 và Singapore 81. Năm 2013, Tổ chức Phóng viên không biên giới xếp Việt Nam vào gần cuối bảng (172 trên 179) – và sau tất cả chín nước ASEAN khác, trong đó có cả Lào, Cambodia và Myanmar – về tự do báo chí.
Các quan chức Việt Nam và một số người thường biện minh rằng Việt Nam thua các nước Đông Nam Á trên tại vì các quốc gia ấy không có chiến tranh như Việt Nam.
Không ai phủ nhận những tác động tiêu cực của chiến tranh lên sự phát triển của Việt Nam. Nhưng cứ mãi hay chỉ đổ lỗi cho chiến tranh để biện hộ cho sự yếu kém của mình xem ra không thuyết phục lắm.
Nhân dân khổ, đất nước tụt hậu
Những ví dụ trên – đặc biệt là trường hợp Syria – cho thấy ở bất cứ một quốc gia nào khi giới cầm quyền chỉ biết quan tâm đến lợi ích của mình, của đảng mình, của phe nhóm hay người thân của mình và quên đi lợi ích của người dân, của đất nước thì quốc gia ấy không thể phát triển, ổn định.
Những biến động, xung đột ở Syria và các nước Ả Rập-Bắc Phi trong thời gian qua cũng minh chứng rằng bất cứ hình thức độc tài nào – về chính trị hay tư tưởng – cũng kìm kẹp sự phát triển của đất nước và làm người dân cực khổ.
Và nếu một nhà lãnh đạo, một chế độ chỉ biết coi trọng lợi ích của mình thì người lãnh đạo hay chế độ ấy – dù có tuyên truyền hay biện hộ kiểu gì – cũng chỉ là gánh nặng hay vấn nạn cho nhân dân và đất nước của mình.
Trái lại ở đâu có một vị lãnh đạo, một chính quyền biết đặt lợi ích của người dân, đất nước lên trên hết và biết tìm cách giúp quốc gia vượt qua những vấn nạn mà nó đang đối diện, đất nước ấy sớm hay muộn sẽ tự do, ổn định, phát triển.
Trường hợp ông Nelson Mandela – người đã giúp Nam Phi thoát khỏi chế độ phân biệt chủng tộc và hàn gắn, hòa giải những vết thương, xung đột quá khứ để tiến tới dân chủ, tự do, bình đẳng và phát triển – là một ví dụ điển hình. Đây cũng là lý do tại sao người dân Nam Phi và thế giới tiến bộ nói chung đều dành cho ông Nelson Mandela nhiều sự thương tiếc, kính trọng, ngưỡng mộ khi ông qua đời.
Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, hiện làm việc nghiên cứu tại Viện Global Policy, London.
Thùy Trang đánh máy thẳng ra từ âm thanh ENGLISH, cho nên đã không kịp viết hết, tuy nhiên phần chính trong bài nói chuyện của tướng Phùng Quang Thanh đã rất đầy đủ dưới đây:
ĐẠI TƯỚNG PHÙNG QUANG THANH: Trung Quốc và VN có tình hữu nghị rất tốt, chúng tôi có những vụ va chạm và 2 quốc gia phải ngồi lại với nhau để giải quyết vấn đề, tôi đã gọi điện thoại với Quốc Phòng TQ. Yêu cầu TQ đối thoại với VN và cũng như trao đổi thư tín để 2 bên gặp nhau, trao đổi nhau.
Phía Trung Quốc đã chấp nhận yêu cầu VN và trong vài ngày tới TQ và VN sẽ gặp nhau để bàn thảo về vấn đề phức tạp nầy. TQ và VN sông liền sông, núi liền núi, có văn hóa gần giống như nhau, chúng tôi nghĩ VN và TQ, hai nước có nhiều điểm tương đồng với nhau.
Tôi hy vọng là lãnh đạo của TQ và VN cùng ngồi chung lại với nhau để bàn thảo về vấn đề căng thẳng nầy .. TQ và VN trong quá khứ đã có nhiều điều tốt đẹp chung với nhau.
Chúng tôi mong muốn sống Hòa Bình với TQ vì chỉ có hòa mình thì 2 quốc gia mới có hạnh phúc bên nhau được ....
Câu hỏi của báo chí: Khi được hỏi về Việt Nam sẽ giải quyết sao về vấn đề căng thẳng với Trung Quốc về vấn đề giàn khoan.
Phùng Quang Thanh trả lời: Chúng tôi mong muốn là TQ phải dời giàn khoan ra khỏi vùng biển, tuy nhiên tùy vào Trung Quốc có muốn dời hay không là chuyện của họ.
Việt Nam Không tham gia liên minh, đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào để chống lại nước khác, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở VN như trường hợp cảng Cam Ranh của Việt Nam là một ví dụ.
Câu hỏi của Úc cho Phi: Về luật biển và chủ quyền, điều kiện, khu vực, chúng tôi mong muốn nói về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông vì rất quan trọng cho Úc Châu chúng tôi muốn (nước Phi) nói rõ chi tiết hơn về vấn đề chủ quyền, chúng tôi muốn nói về vấn đề chung giữa các nước khác trong khu vực.
Philippines trả lời: Khi nói chuyện để giải quyết vấn đề, chúng tôi sử dụng diễn đàn ASEAN để giải quyết vấn đề hòa bình ổn định khu vực chung với Indonesia, vấn đề quan trọng là sự di chuyển tự do trong vùng biển . Vấn đề hiệp ước về biển đã được ký kết giữa nhiều quốc gia Châu Á với nhau, và tôi tin tưởng rằng các quốc gia đã ký trong đó có cả TQ cần phải làm việc chung với nhau , tìm sự khác biệt để giải quyết vấn đề cho sự giao thương tự do trên biển . Chúng tôi đã làm việc với TQ, Mỹ và Úc để tìm ra giải pháp chính trị trong cộng đồng Châu Á ...
Tường Trình về hội nghị SHANGRI-LA
Nguyễn Thùy Trang
MUỐN VÀO XEM PHẦN VIDEO (THÂU LẠI) BÀI NÓI CHUYỆN CỦA ĐẠI TƯỚNG PHÙNG QUANG THANH TẠI SHANGRI-LA, LÚC 13:00 NGÀY 31/5/2014, XIN VÀO ĐÂY.
LINK VIDEO NẰM TRÊN CÙNG CỦA TRANG BLOG. (TÌM TRONG VIDEO KHOẢN 37:00 GIÂY)
TƯỜNG TRÌNH: PHÙNG QUANG THANH ĐÃ VÀO BÀN CÙNG NGUYỄN CHÍ VỊNH TẠI PHÒNG ISLAND BALLROOM, SHANGRI-LA.
(*) PHÙNG QUAN THANH nói chuyện tại SHANGRI-LA:
Trung Quốc và VN có tình hữu nghị rất tốt, chúng tôi có những vụ va chạm và 2 quốc gia phải ngồi lại với nhau để giải quyết vấn đề, tôi đã gọi điện thoại với Quốc Phòng TQ. Yêu cầu TQ đối thoại với VN và trao đổi thư tín để 2 bên gặp nhau trao đổi nhau . Phía Trung Quốc đã chấp nhận yêu cầu VN và trong vài ngày tới TQ và VN sẽ gặp nhau để bàn thảo về vấn đề phức tạp nầy TQ và VN sông liên sông, núi liền núi, có văn hóa gần giống nhau, chúng tôi nghĩ VN và TQ có những điểm tương đồng . Tôi hy vọng là lãnh đạo của TQ và VN ngồi chung lại với nhau để bàn thảo về vấn đề căng thẳng nầy .. TQ và VN trong quá khứ đã có nhiều điều tốt đẹp chung với nhau . Chúng tôi mong muốn sống Hòa Bình với TQ vì chỉ có hòa mình thì 2 quốc gia mới có hạnh phúc bên nhau được ....
Câu hỏi của Úc : Về luật biển và chủ quyền, điều kiện, khu vực, chúng tôi mong muốn vấn đề chủ quyền rất quan trọng cho Úc Châu chúng tôi muốn nói rõ chi tiết hơn về vấn đề chủ quyền, chúng tôi nói chung về vấn chung giữa các nước khác trong khu vự .
Philippines trả lời: Khi nói chuyện để giải quyết vấn đề, chúng tôi sử dụng diễn đàn ASEN để giải quyết vấn đề hòa bình ổn định khu vực chung với Indonesia, vấn đề quan trọng là sự di chuyển tự do trong vùng biển . Vấn đề hiệp ước về biển đã được ký kết giữa nhiều quốc gia Châu Á với nhau, và tôi tin tưởng rằng các quốc gia đã ký trong đó có TQ cần phải làm việc chung với nhau , tìm sự khác biệt để giải quyết vấn đề giao thương tự do trên biển . Chúng tôi đã làm việc với TQ, Mỹ và Úc để tìm ra giải pháp chính trị trong cộng đồng Châu Á ...
BÂY GIỜ LÀ 12:10 (giờ Singapore) tại ISLAND BALLROOM, ông Purnomo Yusgiantoro, Bộ Trưởng Quốc Phòng Indonesia đang nói chuyện.
12:30 sẽ là ông Senator David Johnston, Bộ Trưởng Quốc Phòng Úc (Australia) nói chuyện và 1:00 (13giờ) thì Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam nói chuyện