Wednesday, March 5, 2014

Lòng Nhân Ái và Những Cuộc Đời

On Mar 3, 2014, at 8:11 PM, Hung Thanh <hungthanh593@yahoo.com.vn> wrote:
Thân gởi anh TVA, bài này tôi viết hồi năm ngoái "2013" và cũng là đầu tay, nếu có gì " thô" xin anh đừng cười.... nếu "nuốt" vô được anh có thể chuyển đến quý mạnh thường quân để gợi chúc cảm xúc trong việc giúp đ anh em mình........còn vấn đề bên  bà Hạnh Nhơn thì hội HO đã chuyển hồ sơ của tôi qua bên đội hậu duệ australia năm 2012,  tôi có nhận một lần tiền "120 aud" rồi từ đó đến nay ...
vài lời cùng anh được rỏ, chúc anh luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, có gì mình trò chuyện qua mail nhé.
                                                   Thân chào anh.
                                                                 HÙNG, TÙ VÀ.

 ---------------------------------------------------
                        
Tôi viết lên đây nhng dòng ch ghi lại một khoảng đời mà theo tôi ngoài chuyện thời cuộc, có l một phần cũng do định số, sự nghiệt ngã của thời chiến đã biến tôi thành một phế nhân, để rồi con sóng d cuộc đời đã nuốt chng tương lai và mọi thứ.  Dòng thời gian cứ trôi...mới đó mà đã gần 40 năm, sau khi tàn cuộc chiến, cái chuyến xe thời gian ấy đủ để chở trọn một kiếp người từ lúc trưởng thành đến nơi bến bờ hạnh phúc, vậy mà...cùng một chuyến xe ấy có rất nhiều số phận bị dằn sốc bởi nhng ổ gà ổ voi của cuộc sống, họ là ai? đang ở đâu? và làm gì để được tồn tại trong cuộc sống? khi mà giờ đây hình hài của họ chỉ còn là một nửa....

    NĂM 17tuổi, tôi rời khỏi ghế nhà trường, đang ngơ ngác trước ngưng cửa cuộc đời, ngờ nghệt chưa dám bước chân qua, một hôm nhân ngày giổ ông ni, tình cờ gặp được người anh chú bác đến dự, nhìn bộ đồ bông anh ấy mặc trên người mà lòng tôi tràn đầy mơ ước, vậy là... vài hôm sau tôi đi vào quân đội cùng với cái ước mơ đó, thú thật lúc ấy tôi chưa biết cái gì là yêu nước, quê hương gì cã, đơn gin là khoái cái màu áo hoa rừng ấy thôi, và...tôi đã toại nguyện.

     SAU 14 tuần lăn lộn ở trung tâm huân luyện DỤC M, và nhớ nhất là khi mà huấn luyện viên bắt cả dại đội phải bồng súng chạy bộ hằng giờ trên nhng con đường ọt ẹt sình lầy mà tai văng vẳng nghe tiếng sửa lời bài ca của một thằng nào đó đang chạy hì hục trong hàng quân "TA BIỆT ĐỘNG QUÂN ĂN TOÀN CÁ CHIÊN, HÍT ĐẤT LIÊN MIÊN CHẠY BỘ NHƯ ĐIÊN", rồi thỉnh thoảng lại nghe có tiếng lổn cổn của nón sắt bị rớt vì một thằng nào đó đang chạy mà ngủ gục, nói đến ngủ thì khỏi chê, nhớ có một lần học bài vượt sông, khi đã đến bãi tập, trải fonso gói xong đồ đạc, khi ra khỏi bờ chừng 3 mét thì mạnh em nào nấy ngủ, vậy mà một lát cũng đến được bờ bên kia mới là ghê chớ......ôi nhng kỷ niệm đã mệt nhoài trong ký ức, nhưng vn còn thấm thía đeo mang, in đậm nơi tiềm thức....

RỒI cuối cùng thì cái lò luyện thép ấy cũng làm xong cái công việc của mình sau khi đã cho chúng tôi nếm được cái mùi của nắng NINH HÒA và nhng cơn mưa xối xả đầu mùa của núi rừng DỤC M, sau buổi l mãn khóa 252 BĐQ /1971, tôi đã trở thành một người lính BIỆT ĐỘNG QUÂN của QLVNCH.



      LÚC này tôi được bổ sung quân số về tiểu đoàn 73 biệt động quân/bp và đồn trú tại căn cứ THIỆN NGÔN, Tây Ninh, hướng biên giới Sa Mát, vào gia năm 1972, tình hình chiến sự nóng bỏng, đơn vị được lệnh triệt thoái căn cứ để tiếp ứng cho đơn vị bạn, sau một thời gian băng rừng lội suối đi qua nhng địa danh như: CHƠN THÀNH, BÀU BÀNG, theo quốc lộ 13 đến AN LỘC, BÌNH LONG "lúc này An Lộc chỉ còn là đống gạch vụn" rồi sau đó trực thăng bốc về ĐỒNG XOÀI và theo hướng BÙ NA tiến về PHƯỚC LONG của vùng rừng núi BÀ RÁ.  Nam 1974, cuối cùng bước chân tôi đã dừng lại ở căn cứ LAI KHÊ khi mà nhng giọt máu đã ướt đm cả bộ đồ bông mơ ước và từng mảnh thịt xương của chính mình bị văng tung tóe sau loạt pháo kích.

      Sau năm 1975, tôi trở về với cuộc sống hiện tại nhưng không còn nửa nhng ước mơ mà chỉ biết đếm từng tháng ngày vô vọng, có lẻ từ đây hai ch định số mới bắt đầu có ý nghĩa,... nói vậy là định số đã an bày rồi sao?  An bài cho chính cuộc đời tôi?  Hay còn cho số phận nào khác? Và nhng số phận đã được an bài ấy giờ đây đang tồn tại trong khoắc khoải đau thương của cuộc sống sặc mùi TIỀN, GẠO, ÁO và CƠM.

          TÔI chỉ là một phàm nhân tục tử, cho dù có bị mất đi vài mảnh xương vụn của hình hài, bị nát nửa mặt nhưng thân ý cảm xúc thì vn còn đó, nên mổi khi bắt gặp nhng cảnh đời khốn khổ vì thuong phế và để tìm kế sinh nhai, dù mất đi đôi chân tới háng vn phải lăn lốc trước cổng chùa, hoặc mù cả đôi mắt mà còn ngồi bên cổng chợ ,có nhng anh nằm liệt một chổ trên giường mà đếm thời gian bằng đôi mắt ngây ngô...còn...còn nhiều lắm... tất cả họ đều có một quá khứ thật hào hùng, nhưng hiện tại thì... chua xót quá, cũng may là ông trời còn ban phát cho được một món quà nhỏ đó là "tình chiến hu", anh em tpb rất là thương nhau, không phân biệt binh chủng hay tuổi đời, nhng người mang thương tích nhẹ hơn thì chia sẻ đùm bọc người nguy khốn để gọi là "thằng què dẩn thằng đui", nhưng xét cho cùng, dù thương tích có nặng nhẹ thế nào thì sự tồn tại của nhng số phận ấy trên cỏi đời này cũng chỉ là ngọn đèn trước gió.....

NHNG lời tự sự trên đây như tiếng kêu yếu ớt của một cánh chim trong buổi hoàng hôn vừa tắt nắng
 mà chặng đường phía trước thì vẩn còn xa xăm diệu vợi.

CÁCH đây không lâu, tôi có đọc một bài viết của tác giả VỊT QUÈ nói về tấm lòng cao cả của một vị ân nhân ở ÚC, bà chị này đã vào độ thất thập lai hy, sức khỏe giờ đây không còn tráng kiện na, vậy mà...chị ấy như một đấng bồ tát tay cầm nhành dương liu vẩy nước cam lồ để phổ độ chúng sinh, dù hiện giờ chị đang ở rất xa tân phía bên kia bờ đại dương xa thẳm, nhưng hình như tất cả nhng nổi thống khổ của từng số phận què cụt thương tích của nhng thằng em ở quê nhà, chị đều biết cả, và để xoa dịu bớt đi phần nào nhng nổi đau ấy, chị đã làm tất cả nhng gì có thể, thậm chí phải lặn lội đi xin xỏ từng người bất kỳ quen hay lạ, rồi khi đã chắc mót được năm ba chục gì đó chị liền gởi về quê nhà giúp cho một hoàn cảnh đang nguy cấp nhất, cái công việc nghãa tình ấy như một chuổi trình không bao giờ bị gián đoạn, nhưng than ôi... cái đôi cánh chim gầy gò ấy dù có bay đi ngàn dậm để tìm mồi hình như cũng không đáp ứng nổi cho cả bầy chim đông đảo đang há miệng kêu réo um sùm.

      CÓ thể nói , nhũng việc làm cao cả tràn đầy tình yêu thương của chị có một giá trị tinh thần rất to lớn, nó đem lại sự ấm áp len lỏi vào từng ngóc ngách  tâm hồn của con người và s ngự trị ở đó suốt quảng đời còn lại của nhng người đã từng tiếp nhận ân tình của chị " trong đó có tôi".

    TÔI chợt nghỉ rằng, nhng tấm lòng cao cả ấy nếu còn hiện diện trên cỏi đời này với nhng thế hệ tiếp nối thì nhng số phận đau khổ kia s được thừa hưởng sự ấm áp của ngọn la tình người thêm một thời gian ngắn na vì trong cơn giông bão của cuộc đời, nhng cánh chim gầy yếu bay xa để tìm mồi sẽ không về na, bỏ lại sau lưng nhng đôi mắt ngóng trông khi hoàng hôn chìm xuống, quy luật của thời gian là như vậy, nó s chở đi tất cả nhng hành khách đã làm xong công việc của mình về một nơi nào đó để nghỉ ngơi và s quay trở lại để tiêp tục đón khách, vòng đời thì cứ lẩn quẩn như vậy, nhưng có chăng là người đời hay dở khác nhau.

    Nhng điều tôi ghi lại đây là cảm xúc, là lòng kính trọng, là sự ngưởng mộ hướng về chị, tôi cũng rất mong rằng đây đó trên mặt đất này, s có rất nhiều vị bồ tát giống như chi để cho thế nhân giảm bớt đi phần nào sự thống khổ và s làm cho cuộc đời này mãi mãi tươi đẹp như tên của một loài hoa, QUỲNH LAN.

 NHNG lời tự sự trên đây tôi xin gởi đến tất cả nhng quý ân nhân, nhng tấm lòng nhân ái đã và đang từng ngày giúp đở anh em TPB chúng tôi, nhng hình hài giờ đây không còn nguyên vẹn na nhưng vn tồn tại nhờ vào sự cao cả của nhng TẤM LÒNG.
                                                                        
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.


HÙNG, TÙ VÀ.

Sài gòn cuối năm 2013
Mọi chi tiết, cũng như thăm hỏi và giúp đỡ xin liên lạc anh TPB BĐQ Nguyễn Thanh Hùng.

TPB, Nguyễn Thanh Hùng. 
Địa chỉ hiện nay: 38, đường 16, Phường Phước Long A
Quận 9 sàigon  VN.                                                                     
Điện thoại: 01655599330.       

Email:  hungthanh593@yahoo.com.vn

No comments:

Post a Comment