Sunday, April 12, 2015

Suy Nghĩ Về Thông Báo của CĐLBUC/CQN QLVNCH ở Úc Châu

LTS: Tạp Chí Dân Văn gởi đến qúy độc gỉa 2 bài viết liên quan đến việc trùng tu NTQĐBH:
1.- Bài của Nguyễn Chiêu, cháu đã đích thân lặn lội ra vùng rừng núi Việt Bắc để tìm nơi chôn cất cha vợ, cải táng đem về miền Nam với sự giúp đỡ của TT/NĐT và hội VAF.
2.- Bài của anh Nguyễn Hữu Phát, Belgique, nguyên là SQ/BĐQ/QLVNCH gởi lên groups BĐQ.
--------------------------------------------------------------------------
San Jose ngày 11/4/2015.
Kính thưa Quý Vị,

Thật đau lòng khi nhận được thông báo từ CĐNVTD Úc Châu /LHCQN Úc Châu có đoạn viết:  “chúng tôi kêu gọi các hội đoàn, đoàn thể và đồng hương tại Úc Châu, không tham gia, tiếp tay hoặc ủng hộ các chương trình gây quỹ cho việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.” 
Đọc hết mấy cái thông báo, lòng buồn lắm nhưng Chiêu Nguyễn luôn tôn trọng tinh thần dân chủ và tự do bày tỏ ý kiến của quý vị miễn sao không vi phạm pháp luật của quốc gia nơi quý vị đang sinh sống, dù gì chúng ta cũng là đồng hương vì nghịch cảnh phải tha phương, chỉ trích nhau chỉ làm lợi cho CSVN.

Với tư cách là một người con của Tử Sĩ QLVNCH, Chiêu Nguyễn suy nghĩ mãi cũng không hiểu được tại sao quý vị hăng say chống cộng lại phải vịn vào việc trùng tu NTQĐBH mà làm lý do chống cộng.  Muốn chống cộng có rất nhiều cách để chống đâu nhất thiết phải đem hài cốt “Tù Cải Tạo và mồ mả của Tử Sĩ” ra để mà chống, để làm một miếng mồi câu khách chống cộng.  Trong khi CSVN vẫn tàn ác với dân ở quê nhà, người dân vẫn thống khổ, NTQĐBH ngày càng suy sụp đến mức độ có nguy cơ mất dấu, CSVN có thể bán đất NTQĐBH để chia chác tiền ăn nhậu xa hoa, nếu chúng ta không làm gì hết để giữ gìn NQĐBH như một di tích lịch sử có giá trị ở mai sau...Những tiệc ăn nhậu của quý vị có thiếu chi đồ ăn ngon và rượu “Yellow Tail” trong khi đó bên trong Vành Khăn Tang và Nghĩa Dũng Đài bộ đội xây cầu tiêu ỉa đái ngay tại nơi linh thiêng nhất của NTQĐBH, nơi yên nghỉ của 16,000 Tử Sì đã hy sinh mạng của họ để quý vị được sống và được làm chủ tịch nầy chủ tịch nọ chống cộng trên salong.  Trong quý vị có ai phản đối không hay là như một gã mù, câm, điếc trước cái cầu tiêu.

Hội VAF đã vận động chính giới của Hoa Kỳ can thiệp cho sự tồn tại của NTQĐBH và di cốt Tù Cải Tạo, đã yêu cầu những viên chức của chính phủ Hoa Kỳ đưa những việc trên vào nghị trình đàm phán những vấn đề liên quan đến hai nước Mỹ-Việt.  Kết quả đã được 19 vị dân biểu ủng hộ và NTQĐBH đã được trùng tu từng bước một có kế hoạch và kiểu mẫu trước Tháng Tư Đen 1975.  Công việc trùng tu NTQĐBH đã khởi đầu bằng việc phá bỏ cái cầu tiêu trong Vành Khăn Tang ngay tâm điểm là Nghĩa Dũng Đài.  Vậy việc làm đó là công hay tội?  Còn các vị chủ tịch anh minh lại tỉnh bơ để cho bộ đội tha hồ đái ỉa trong Vành Khăn Tang của NTQĐBH vậy Quý Vị có tội hay có công?

Hôm nay quý vị viết thông báo nầy là vô tình hay cố ý đã phá vỡ thế ủng hộ của các vị Dân Biểu Hoa Kỳ đối với việc trùng tu NTQĐBH và tìm di cốt “Tù Cải Tạo”, họ sẽ nghĩ gì về chúng ta, còn CSVN thì mừng như lượm được đô la.  Vì chúng có thể mượn tay của quý vị mà ngăn chặn mọi nỗ lực trùng tu NTQĐBH và tìm di cốt “Tù Cải Tạo” của chúng tôi và của VAF, rồi thời gian sẽ làm tiêu tan hết tất cả.  Cái nầy người ta gọi là bất chiến tự nhiên thành và dùng chúng trị chúng đó các vị chủ tịch ơi!

Làm người chúng ta ai cũng hướng thiện, cuộc chiến nào cũng có đẫm máu của hai bên nhưng luôn có hành lang nhân đạo.  Quý vị có thể tự phong là hiệp sĩ đánh cộng nhưng chúng tôi chỉ muốn được những người đi giữa hành lang nhân đạo để có thể gìn giữ một di tích cuối cùng của VNCH, nếu mai sau có gì không toại nguyện cũng không ân hận trong lòng.

Về sự tồn vong của NTQĐBH chúng ta có thể dùng điều ước 147 của Geneva Convention như vậy chúng ta đâu có sai khi thảo luận với chính quyền VN dựa trên điều ước 147 của Geneva Convention.  Đây là sự đấu trí gay go thưa quý vị.

Kính mời quý vị đọc một bài  viết về NTQĐBH có liên quan đến điều ước 147 của Geneva Convention.                                                                       

Xin đa tạ.         
Kính bút.                                                                       

Chiêu Nguyễn
Sunday, September 29, 2013

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà Dưới Hai Góc Nhìn Của Chiến Tranh
và Lịch Sử

 Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà Dưới Góc Nhìn Của Chiến Tranh.
Trong thời Cổ Đại có một nguyên tắc trong chiến tranh là thắng và bại.  Một triều đại bị chiến bại thì tài sản của người dân và tài sản của triều đại đó sẽ bị xử dụng bởi quân chiếm đóng.  Tài sản đó được coi là chiến lợi phẩn chiến tranh, thuộc về quyền hợp pháp của người chiến thắng.   Nguyên tắc đó không còn được xử dụng trong thời đại ngày nay.  Cái gì cũng phải hành xử theo luật lệ mới thâu phục được nhân tâm.  Và ai sẽ là người bảo đảm cho những luật lệ đó được hành xử theo đúng nghiã của nó?

Năm 1949, chúng ta có Geneva Conventions yêu cầu những quốc gia tham chiến đã ký kết phải hành xử theo đúng luật lệ trong Geneva Conventions đã lập ra.  Tánh mạng và tài sản của chính quyền chiến bại sẽ được bảo vệ bằng điều ước thứ tư, mục 147.  Mục 147 nói rằng tánh mạng và tài sản của người quân nhân, dân và tài sản của nhà nước chiến bại phải được bảo vệ.  Ai cố ý tước đoạt nhằm mục đích phá huỷ cũng như xử dụng bừa bãi sẽ được coi là vi phạm luật dưạ trên mục 147, điều ước thứ tư của Geneva Conventions.  Xin trích một phần của “ ARTICLE 147<image003.png>Grave breaches to which the preceding Article relates shall be those involving any of the following acts, if committed against persons or property protected by the present Convention:  Wilful killing, torture or inhuman treatment, including biological experiments, wilfully causing great suffering or serious injury to body or health, unlawful deportation or transfer or unlawful confinement of a protected person, compelling a protected person to serve in the forces of a hostile power, or wilfully depriving a protected person of the rights of fair and regular trial prescribed in the present Convention, taking of hostages and extensive destruction and appropriation of property, not justified by military necessity and carried out unlawfully and wantonly.  Xin xem link bên dưới để biết thêm chi tiết.

https://www.icrc.org/applic/ihl/ihl.nsf/Comment.xsp?viewComments=LookUpCOMART&articleUNID=F8D322BF3C0216B2C12563CD0051C654
Năm 1957, CHXHCNVN đã ký vào Geneva Conventions.  Xin mời xem link bên dưới đề biết thêm chi tiết. Nghĩa là họ cam kết thực thi đúng những điều đã ghi trong Điều Ước thư tư, mục 147.

Rất tiếc nhà nước CHXHCNVN không hành xử và thực thi theo điều ước trong  Geneva Convention đối với người quân dân và tài sản của thể chế dân chủ VNCH.  Người bị phân biệt trong đối xử, người bị đưa đi tù cải tạo.  Tài sản công của VNCH bị họ chiếm dụng hoặc phá huỷ, trong đó có NTQĐBH họ cho phép mở trường học, xây nhà máy nước, xây lò gạch và trồng cây thâm niên trong khuôn viên của Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà.  Ai cũng biết điều đó là sai, ngay cả họ cũng biết đó là điều sai trái.  Câu hỏi đặt ra chúng ta có thể kiện những người đã vi phạm được không trước công pháp quôc tế dựa vào Geneva Conventions, Điều Ước thứ tư, mục 147?  Chúng ta có đủ tư cách pháp lý để ngăn cản họ trong việc cải đổi danh xưng của Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà hay không?  Chúng ta có thể bắt buộc CSVN hoàn trả những gì họ đã làm hư hại hoặc phá huỷ những công trình nghệ thuật và đn đài trong NTQĐBH được không? Trong 38 năm qua chúng ta đã làm được gì để trả lời cho các câu hỏi trên.  Sự thể đã như vậy chúng ta phải làm gì thực tế hơn để cứu vãn Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà hơn là ngồi thụ động và chống đối những ai đang tích cực vận động trong tinh thần cương quyết để cố gắng đem lại niềm an ủi cho Gia Đình Tử Sĩ cũng như sự bình an cho mồ mả của Tử Sĩ của  QLVNCH đã nằm xuống trong suốt chiều dài của cuộc chiến tranh.  Thiển nghĩ, chủ động trong thử thách vẫn có kết quả khả quan hơn là thụ động chờ cho một hoàn cảnh thuận tiện hơn mới hành động, vì thêm một ngày ngồi thụ động là thêm một ngày NTQĐBH bị hư hại.  Tôi mạn phép nói rằng thụ động và chờ cơ hội là không thực tế là sự biện minh cho… Câu trả lời xin giành cho Quý độc giả. Với góc nhìn của chiến tranh chúng ta ở một vị thế không thuận lợi.  Chẳng lẽ phải bắt tay với kẻ thù để xây dựng lại những gì bị đổ nát mặc dù thâm tâm ta muốn khôi phục lại những gì thuộc về ta, thuộc về miền nam Việt Nam của ta.  Đây là cái khúc mắc chưa có câu trả lời rõ ràng.  Vậy góc nhìn của lịch sử thì sao? Tôi xin trình bày tiếp.

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà Dưới Góc Nhìn Của Lịch Sử.
Chúng ta, ai cũng biết Nghiã Trang Quân Đội Biên Hoà là nơi an nghỉ của 16000 Tử Sĩ của QLVNCH.  Từ ngày thành lập Nghĩa Trang, Nghĩa Trang đã đi vào lich sử với kiến trúc như Vành Khăn Tang, Thanh Kiếm Cụt tượng trưng cho người Tử Sĩ cùng với Đền Tử Sĩ và Tượng Thương Tiếc. Trong tiếng Việt được gọi là Nghĩa Trang Quân Đôi Biên Hoà. Trong tiếng Anh gọi là Bien Hoa Military Cemetary.  Danh xưng đó vẫn hiện hữu với lịch sử và mạng internet thông tin đại chúng. Chúng ta luôn tự hào về sự chiến đấu oai hùng của QLVNCH mà NTQĐBH là một di tích chứng minh cho sự oai hùng đó.  Cho dù nhà nước CHXHCNVN có cải danh xưng gì đi nữa, với chúng ta và thế giới đó vẫn là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà.  Lịch sử là sự thật không ai có khả năng chối bỏ một danh xưng đã di vào lịch sử. Trừ phi chúng ta NVTNCS  thật sự muốn hùa theo nhà nước VN để chối  bỏ danh xưng của NTQĐBH. Thì hãy tiếp tục gọi là NTNDBA.  Haỹ viết thật nhiều bài với tên gọi NTNDBA rồi luân chuyển nhiều trên các diễn đàn đại chúng như những ngày qua.  Sẽ không có ai cấm cản qúy vị làm điều đó!  Bởi vì Quý Vị muốn như vậy!  Nhưng tôi và nhiều độc giả vẫn gọi đó là NTQĐBH và người ngoại quốc vẫn gọi là Bien Hoa Cemetary.

Trong những ngày qua có quá nhiều tranh luận về danh xưng của NT. Còn tệ hại hơn có người hô hào đừng trùng tu NT vì chúng (CSVN) đã đổi danh xưng của NT. Nếu bây giờ chúng ta trùng tu NT thì sau nầy CSVN sẽ đem thường dân vào trong đó để chôn cất sẽ làm mất đi uy nghi của NT.  Xin thưa cùng Quý Vị giữa sự mất đi vẻ uy nghi của NT và sự hoang phế của NT, NT có thể bị huỷ hoại bởi nhiều lý do nếu chúng ta ngay bây giờ không trùng tu, không làm gì cả. Chúng ta chọn giải pháp nào đây?  Có người còn nói hãy để cho NT như hiện tại để duy trì thù hận.  Xin thưa rằng chúng ta duy trì sự thù hận nầy cho ai? Cho chúng ta hay cho thế hệ mai sau?  Oán thù nên giải không nên kết. Người xưa có câu quân tử trả thù mười năm không muộn nhưng chúng ta đã chờ đợi ba mươi tám năm rồi.  Vậy chúng ta còn chờ thêm bao nhiêu cái 38 năm nữa? Thế hệ của chúng tại sao không giải quyết, đây cũng là công việc chưa làm xong của chúng ta.  Song song sự đấu tranh chúng ta vẫn có thể cùng nhau trùng tu NTQĐBH cho khang trang trong khả năng của chúng ta.  Ai đấu tranh thì đấu tranh ai trùng tu NTQĐBH thì cứ làm đúng theo tinh thần nhân đạo và công bằng.  Về sau chúng ta không phải nghẹn lời khi trả lời cho những thế hệ con cháu tại sao mồ mả ông bà của chúng vẫn còn hoang phế hay đã biến mất vì sự thờ ơ và vô tâm của chúng ta ngày hôm nay.

Xin đừng viện lý do NTQĐBH đã bị cải danh xưng hoặc chờ ngày quang phục quê hương mới trùng tu NTQĐBH.  Ngày đó là ngày nào? Nếu chúng ta cứ ngồi trước máy computer viện dẫn những lý luận lẫn nhau thì ngày trùng tu NTQĐBH bao giờ sẽ đến? NTQĐBH sẽ còn tồn tại với thời gian được bao lâu nữa để chờ đợi chúng ta có một hoàn cảnh thuận lợi hơn?

Kính mong quý vị nhìn sự việc với cái tâm bình lặng và trong sáng hơn để tránh những đáng tiếc có thể xảy ra cho NTQĐBH của chúng ta.

Trân trọng cám ơn Quý Vị.
Kính chúc Quý Vị luôn bình an và may mắn.
Trần Văn An

Fremont, CA, USA
Posted by Tran Van An at 2:08 AM 
--------------------------------------------------------------------

4/10/2015 Cộng Đồng Úc Châu, không tham gia, tiếp tay hoặc ủng hộ các chương trình gây quỹ cho việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa"
id=5462%3Acngngucchaukhongthamgiatiptayhocnghcacchngtrinhgayquc…
1/7
LS Võ Trí Dũng Chủ Tịch BCH/CĐNVTD/LBUC
Cộng Đồng Úc Châu, không tham gia, tiếp chương trình gây quỹ cho việc trùng tu Ngia Trang Quân Biên Hòa"

4/10/2015 Cộng Đồng Úc Châu, không tham gia, tiếp tay hoặc ủng hộ các chương trình gây quỹ cho việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa"
id=5462%3Acngngucchaukhongthamgiatiptayhocnghcacchngtrinhgayquc…
2/7

THÔNG BÁO

V/V GÂY QUỸ TRÙNG TU NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA VIỆT NAM
Sau khi chúng tôi bàn thảo với những thành viên trong Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu (CĐNVTDUC) và
Tổng Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Úc Châu (THCQN/QLVNCH/UC), BCHCĐNVTD liên
bang, các tiểu bang và lãnh thổ cùng đi đến quyết định như sau:
1. CĐNVTDUC luôn ghi nhận và biết ơn đối với những người lính QLVNCH, đã chiến đấu hào hùng với ý niệm
Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm, để chống lại sự bành trướng của cộng sản và bảo vệ tự do cho miền Nam Việt
Nam.
2. Việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là việc cần thiết.
3. Tuy nhiên, hiện nay tình hình chính trị và hoàn cảnh của đất nước đang bị cai trị bỡi chế độ độc tài CSVN, và
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa nằm dưới sự kiểm soát của nhà cầm quyền CSVN. Cho nên việc trùng tu
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, dù muốn dù không, phải đối thoại, làm việc và hợp tác với CSVN. Việc làm này
sẽ hoàn toàn đi ngược lại với nội quy, lập trường và đường lối của CĐNVTDUC.m
Chúng tôi xin nhắc lại một số sự kiện trong quá khứ lẫn hiện tại liên quan đến việc này hầu có thể giúp chúng ta có
những nhận xét chính xác hơn:
1. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, nhà cầm quyền CSVN đã áp dụng chính sách trả thù bằng cách bỏ tù và giam
cầm những người lính QLVNCH, và đối xử phân biệt kỳ thị đối với những người con hoặc liên hệ đến chính phủ
Việt Nam Cộng Hòa.
2. Gần đây hơn, CSVN (một chế độ vô tổ quốc, vô gia đình, vô tôn giáo) sử dụng thủ đoạn chính trị và qua áp lực
ngoại giao, đã yêu cầu các quốc gia tại Đông Nam Á đập những bia tưởng niệm và di tích của những người tỵ nạn
CSVN. Xin lưu ý những bia tưởng niệm và những di tích này là cho rất nhiều thường dân vô tội đã bỏ mình trên
bước đường vượt biển, vượt biên đi tìm tự do, và những bia tưởng niệm này đã được dựng lên tại những quốc gia
không có sự kiểm soát trực tiếp của CSVN.
4/10/2015 Cộng Đồng Úc Châu, không tham gia, tiếp tay hoặc ủng hộ các chương trình gây quỹ cho việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa"
id=5462%3Acngngucchaukhongthamgiatiptayhocnghcacchngtrinhgayquc…
3/7
3. Ngày 27 tháng 11 năm 2006, Thủ Tướng CSVN, Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định 1568/QĐTTg
“đồng ý
chuyển mục đích sử dụng 58 ha đất khu nghĩa địa Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương do Quân khu 7, Bộ
Quốc phòng quản lí sang sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế xã
hội tỉnh Bình Dương”, nghiã là
biến Nghiã Trang Quân Đội Biên Hòa thành một nghiã trang dân sự.
4. Chế độ CSVN là chế độ phản bội Tổ Quốc, dâng đất và dâng biển cho Trung Cộng. Những phần đất và biển
thuộc về lãnh thổ của Việt Nam, thuộc về Tổ Quốc của chúng ta, mà tổ tiên của chúng ta qua thời gian hơn 4000
năm đã hy sinh để bảo vệ.
5. CSVN vẫn tiếp tục đàn áp nhân quyền và quyền tự do tín ngưỡng, và luôn luôn cấm đoán, bắt bớ, giam cầm các
nhà đấu tranh dân chủ trong nước và những người can đảm quan tâm đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
6. CSVN luôn luôn có âm mưu xâm nhập và đánh phá Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn CSVN của chúng ta, qua
nhiều hình thức khác nhau trong đó có Nghị Quyết 36, mà mục tiêu là cố tình gây chia rẽ làm suy yếu tiềm lực đấu
tranh của cộng đồng người Việt tại hải ngoại.
Vì những nhận xét nêu trên, chúng tôi kêu gọi các hội đoàn, đoàn thể và đồng hương tại
Úc Châu, không tham gia, tiếp tay hoặc ủng hộ các chương trình gây quỹ cho việc trùng
tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.
Xin trân trọng thông báo,
Úc Châu ngày 7 tháng 4 năm 2015
• LS Võ Trí Dũng Chủ Tịch BCH/CĐNVTD/LBUC
• TS Hà Cao Thắng, Chủ Tịch BCH/CĐNVTDUC/NSW
• Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch BCH/CÐNVTDIC/VIC
• Bùi Trọng Cường, Chủ tịch BCH/CÐNVTD/QLD
• Ông Ðoàn Công Chánh Phú Lộc, Chủ tịch BCH/CÐNVTD/SA
• BS Nguyễn Anh Dũng, Chủ Tịch BCH/CĐNVTDUC/WA
• Ông Lê Công, Chủ tịch BCH/CÐNVTD/ACT
• Ông Lê Tấn Thiện, Chủ tịch BCH/CÐNVTD/NT
• Bà Trần Hương Thuỷ, Chủ tịch BCH/CÐNVTD/Wollongong

TỔNG HỘI CỰU QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA ÚC CHÂU

TUYÊN CÁO

V/v: Trùng Tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa của The Returning Casualty
Xét rằng:
1. Tháng 12 năm 1993, ông Nguyễn Đạc Thành (NĐT), cựu Thiếu Tá QLVNCH, thành lập tại Houston, Texas,
Hoa Kỳ, Tổng Hội HO (Vietnamese American Foundation – VAF). Tháng 12 năm 2006, Tổng Hội HO thành lập
Hội Tử Sĩ Trở Về (The Returning Casualty TRC),
nhằm mục đích đưa hài cốt của tử sĩ VNCH chết trong các trại
tù cải tạo về với gia đình, và trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa,với “sự trợ giúp chính thức” của nhà cầm
quyền VC, như ông NĐT đã xác nhận với phóng viên BBC Hà Mi, ngày 28 tháng 4 năm 2010. Đầu tháng 6 năm
2010, ông NĐT từ Mỹ sang Úc tổ chức lần lượt 3 bữa tiệc gây quỹ “Bông Hồng Trên Nấm Mộ Hoang” tại
4/10/2015 Cộng Đồng Úc Châu, không tham gia, tiếp tay hoặc ủng hộ các chương trình gây quỹ cho việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa"
id=5462%3Acngngucchaukhongthamgiatiptayhocnghcacchngtrinhgayquc…
4/7
Melbourne 11/6, Brisbane 12/6 và Sydney 18/6.
2. Trước việc làm của ông NĐT, ngày 11/6/2010, ông Nguyễn Thế Phong, Chủ Tịch CĐNVTD Úc Châu, và 8 vị
Chủ Tịch CĐ các tiểu bang và lãnh thổ, đã cùng ký tên phổ biến một Thông Báo Khẩn về“Chương trình gây quỹ
Bông Hồng Trên Nấm Mộ Hoang”, trong đó ghi rõ: “Sau buổi tiếp xúc với những người phụ trách chương
trình [gây quỹ Bông Hồng Trên Nấm Mộ Hoang] tại Melbourne, CĐNVTDUC
đặc biệt lo ngại về phương
cách và quan điểm của tổ chức đứng ra thực hiện công việc này khi biết họ chủ trương đối thoại và thương
lượng với nhà cầm quyền CSVN trong việc cải táng mộ phần của các tử sĩ QLVNCH tại các trại lao tù cải tạo.”
CĐNVTDUC
cũng “cảnh giác đồng hương tị nạn Cộng Sản Việt Nam đối với những âm mưu thỏa hiệp, hợp
tác, thương lượng hoặc tiếp tay với bạo quyền CSVN của bất cứ tổ chức hay cá nhân nào cho bất kỳ một mục
đích nào. Việc làm này hoàn toàn đi ngược với Điều 2 của Bản Nội Quy CĐNVTDUC”.
CĐNVTDUC
cũng
xác định “không chấp nhận việc mang danh nghĩa của tập thể người Việt tỵ nạn hải ngoại để tổ chức gây quỹ
quy mô và chính thức thương lượng, hợp tác hay thoả hiệp với bạo quyền CSVN”.CĐNVTDUC
cũng khẳng
định: “Chủ trương cải táng tất cả các ngôi mộ tại các trại lao tù cải tạo có thể giúp CSVN hủy bỏ hết các chứng
tích tội ác của chúng đã gây ra cho hàng chục ngàn cái chết của quân cán chính VNCH, những người đã bị
chúng trả thù, đày đọa trong các trại tù Tập Trung Cải Tạo trên khắp nước VN”.
Nay với tín niệm Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm, Tổng Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng
Hòa Úc Châu minh định lập trường:
1. Trong suốt hơn 20 năm chiến đấu ngăn chặn làn sóng xâm lăng của CS Hà Nội, hàng trăm ngàn người lính
VNCH đã hy sinh xương máu và tính mạng để bảo vệ tổ quốc. Cũng trong tinh thần đó, trong suốt 38 năm qua, tại
Việt Nam cũng như hải ngoại, người lính VNCH vẫn tiếp tục bền bỉ chiến đấu chống CS trong lao tù cải tạo, trên
đường phục quốc, cũng như đấu tranh chống cộng và xây dựng cộng đồng. Điều đó có nghĩa, vì Danh Dự, Tổ
Quốc, Trách Nhiệm, người lính VNCH không thể thỏa hiệp, hòa hợp hòa giải, bắt tay với kẻ thù VC. Đồng thời,
người lính VNCH CŨNG CƯƠNG QUYẾT KHÔNG CHẤP NHẬN cho bất cứ ai được quyền NHÂN DANH
mình, có những hành động, ngôn ngữ hòa hợp, hòa giải, bắt tay với kẻ thù VC. Với truyền thống và tinh thần bất
khuất đó, khi người lính VNCH đã hy sinh, Anh Linh Tử Sĩ VNCH càng không thể chấp nhận cho bất cứ ai,
NHÂN DANH THÂN XÁC, MỒ MẢ CỦA HỌ, có những lời nói, việc làm bắt tay với kẻ thù VC.
2. Anh Linh và Danh Dự của Tử Sĩ VNCH luôn luôn sống mãi trong lòng mỗi người dân VN và sẽ vĩnh viễn
trường tồn cùng với quê hương, dân tộc. Vì vậy, Anh Linh của Tử Sĩ VNCH không thể nào vui mừng, hạnh
phúc và tự hào khi biết rằng, có những chiến hữu, thân nhân, hoặc con cháu của mình, chỉ vì muốn sửa sang
nấm mồ cho mình mà đi bắt tay với kẻ thù VC. Trong khi quê hương, dân tộc còn đang quằn quại dưới gót giầy
xâm lăng của VC, Anh Linh Tử Sĩ VNCH tha thiết mong muốn các chiến hữu cùng thân nhân và thế hệ hậu
duệ, hãy tập trung vào mục tiêu cấp thiết nhất đó là đấu tranh lật đổ chế độ VC, chứ không thể thỏa hiệp với kẻ
thù VC để sửa sang mồ mả của Tử Sĩ VNCH.
3. Hoan nghênh ông Nguyễn Thế Phong, Chủ Tịch CĐNVTD Úc Châu, cùng 8 vị Chủ Tịch CĐ các tiểu bang và
lãnh thổ, đã sáng suốt ra Thông Báo Khẩn về “Chương trình gây quỹ Bông Hồng Trên Nấm Mộ Hoang”, nên đã
kịp thời “cảnh giác đồng hương tị nạn Cộng Sản Việt Nam đối với những âm mưu thỏa hiệp, hợp tác, thương
lượng hoặc tiếp tay với bạo quyền CSVN của bất cứ tổ chức hay cá nhân nào cho bất kỳ một mục đích nào”; đồng
thời vạch rõ cho đồng hương thấy “Chủ trương cải táng tất cả các ngôi mộ tại các trại lao tù cải tạo có thể giúp
CSVN hủy bỏ hết các chứng tích tội ác của chúng đã gây ra cho hàng chục ngàn cái chết của quân cán chính
VNCH, những người đã bị chúng trả thù, đày đọa trong các trại tù Tập Trung Cải Tạo trên khắp nước VN”.
4. Hiện đất nước của chúng ta vẫn còn bị tập đoàn CS Hà Nội cai trị. Do đó, mọi sự đóng góp và tiếp tay của người
Việt quốc gia ở hải ngoại, với sự trợ giúp của nhà cầm quyền VC, nhằm xây cất, tân trang, sửa sang, trùng tu…
4/10/2015 Cộng Đồng Úc Châu, không tham gia, tiếp tay hoặc ủng hộ các chương trình gây quỹ cho việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa"
id=5462%3Acngngucchaukhongthamgiatiptayhocnghcacchngtrinhgayquc…
5/7
bất cứ công trình, di tích hay nghĩa trang nào, trong đó có Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòađều không thích hợp
và gây bất lợi cho công cuộc đấu tranh giải thể chế độ CS của toàn dân. Làm như vậy là vô hình chung tiếp tay CS
Việt Nam gây chia rẽ và phân hóa cộng đồng, cũng như bòn rút tiền bạc của những người Việt quố gia đầy lòng từ
tâm và nhân bản đối với tất cả các chiến sĩ quân lực VNCH đã hy sinh vì lý tưởng tự do trước 1975.
5. Chúng ta mãi mãi thương tiếc và tri ân tất cả các chiến sĩ quân lực VNCH đã hy sinh mạng sống, hiện được
chôn cất tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa và tất cả những nghĩa trang khác trên toàn miền Nam VN. Để thể
hiện lòng thương tiếc và tri ân đó một cách đúng đắn nhất, chúng ta phải tíchcực đấu tranh lật đổ chế độ VC và
cương quyết không để cho nhà cầm quyền CSVN lợi dụng các tử sĩ quân lực VNCH vào các mục tiêu chính trị và
tuyên truyền của chúng.
6. Cực lực phản đối bất cứ ai có những lời lẽ thiếu ý thức và xúc phạm đến danh dự của tập thể CQN/QLVNCH tại
Úc Châu nói riêng và tại hải ngoại nói chung.
Úc Châu ngày 1/5/2013
TM Tổng Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH Úc Châu
Huỳnh Bá Phụng
(Chủ Tịch)


THÔNG BÁO KHẨN
CỦA BAN CHẤP HÀNH CỘNG ÐỒNG NGƯỜI VIỆT TỰ DO ÚC CHÂU
V/V: CHƯƠNG TRÌNH GÂY QUỸ “BÔNG HỒNG TRÊN NẤM MỘ HOANG”
Kính thưa:
• Quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo
• Quý vị lãnh đạo các hội đoàn, đoàn thể
• Quý vị đại diện truyền thông Việt ngữ
• Toàn thể quý đồng hương
Trong những ngày vừa qua, CÐNVTDUC
đã nhận được nhiều thắc mắc của đồng hương và các hội đoàn, đoàn
thể liên quan đến 3 chương trình gây quỹ bốc mộ tử sĩ VNCH “Bông Hồng Trên Nấm Mộ Hoang” sẽ diễn ra tại
Melbourne, Sydney và Brisbane. Sau buổi tiếp xúc với những người phụ trách chương trình này tại Melbourne,
CĐNVTDUC
đặc biệt lo ngại về phương cách và quan điểm của tổ chức đứng ra thực hiện công việc này khi biết
họ chủ trương đối thoại và thương lượng với nhà cầm quyền CSVN trong việc cải táng mộ phần của các tử sĩ
QLVNCH tại các trại lao tù (cải tạo).
Cộng Ðồng Người Việt Tự Do Úc Châu xác định:
1. Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu rất thông cảm với nguyện vọng bốc mộ và cải táng hài cốt các chiến sĩ
QLVNCH của thân nhân, gia đình và các chiến hửu đồng đội, nhưng CĐNVTDUC cần phải cảnh giác đồng hương
tị nạn Cộng Sản Việt Nam đối với những âm mưu thỏa hiệp, hợp tác, thương lượng hoặc tiếp tay với bạo quyền
CSVN của bất cứ tổ chức hay cá nhân nào cho bất kỳ một mục đích nào. Việc làm này hoàn toàn đi ngược với
Điều 2 của Bản Nội Quy CĐNVTDUC.
2. Không chấp nhận việc mang danh nghĩa của tập thể người Việt tỵ nạn hãi ngoại để tổ chức gây quỹ quy mô và
chính thức thương lượng, hợp tác hay thoả hiệp với bạo quyền CSVN. Qua đó chúng có thể lợi dụng để tuyên
truyền, gây chia rẽ trong cộng đồng người Việt hải ngoại và thủ lợi trên các hài cốt và danh dự của các tử sĩ
QLVNCH.
4/10/2015 Cộng Đồng Úc Châu, không tham gia, tiếp tay hoặc ủng hộ các chương trình gây quỹ cho việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa"
id=5462%3Acngngucchaukhongthamgiatiptayhocnghcacchngtrinhgayquc…
6/7
3. Cộng sản Việt Nam luôn dùng mọi thủ đoạn để xóa bỏ mọi chứng tích tội ác của chúng, điển hình là việc CSNV
đã áp lực chính quyền Mã Lai và Nam Dương phá hủy Bia Tưởng Niệm các thuyền nhân tại các trại tỵ nạn Ðông
Nam Á. Chủ trương cải táng tất cả các ngôi mộ tại các trại lao tù (cải tạo) có thể giúp CSVN hủy bỏ hết các chứng
tích tội ác của chúng đã gây ra cho hàng chục ngàn cái chết của quân cán chính VNCH, những người đã bị chúng
trả thù, đày đọa trong các trại tù “Tập Trung Cải Tạo” trên khắp nước VN.
Trân trọng thông báo
Úc Châu ngày 11 tháng 6 năm 2010
• Nguyễn Thế Phong, Chủ tịch CÐNVTDAustralia
• Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch CÐNVTDNSW
• Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch CÐNVTDVictoria
• Bùi Trọng Cường, Chủ tịch CÐNVTDQLD
• Ðoàn Công Chánh Phú Lộc, Chủ tịch CÐNVTDSA
• Peter Le, quyền Chủ tịch CÐNVTDWA
• Lê Công, Chủ tịch CÐNVTDACT
• Lê Tấn Thiện, Chủ tịch CÐNVTDNT
• Kim Dung Nguyễn, Chủ tịch CÐNVTDWollongong


Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu

một lần nữa minh định lập trường "kêu gọi các hội đoàn,
đoàn thể và đồng hương tại Úc Châu, không tham gia, tiếp tay hoặc ủng hộ
các chương trình gây quỹ cho việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa"
Chiều Thứ Tư, 8.4.2015, chúng tôi hân hạnh nhận được email của LS Võ Trí Dũng, Chủ Tịch CĐNVTD Úc Châu,
cùng với Thông Báo "V/V GÂY QUỸ TRÙNG TU NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA VIỆT NAM". Thông
Báo cho biết, sau khi bàn thảo với những thành viên trong Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu và Tổng Hội
Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Úc Châu, BCHCĐNVTD liên bang, các tiểu bang và lãnh thổ đã
cùng đi đến ba quyết định, và nhắc lại 6 sự kiện quan trọng trong quá khứ lẫn hiện tại liên quan đến việc"GÂY
QUỸ TRÙNG TU NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA VIỆT NAM". Cuối cùng, Thông Báo kết luận: "Vì
những nhận xét nêu trên, chúng tôi kêu gọi các hội đoàn, đoàn thể và đồng hương tại Úc Châu, không tham
gia, tiếp tay hoặc ủng hộ các chương trình gây quỹ cho việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa."Cuối
Thông Báo ghi đầy đủ họ tên của Chủ Tịch Liên Bang, các vị Chủ Tịch Tiểu Bang, Lãnh Thổ và TP Wollongong.
Ngay sau khi nhận được email, chúng tôi đã gửi thư phúc đáp, nguyên văn:
Kính gửi LS Võ Trí Dũng
Chủ Tịch Cộng Đồng NVTD Liên Bang Úc Châu
Kính Thưa LS Chủ Tịch,
Là thành viên trong cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản Úc Châu, luôn đi sát và tích cực tham gia các sinh
hoạt đấu tranh và xây dựng cộng đồng trong suốt hơn 20 năm qua, chúng tôi vô cùng tự hào, hãnh diện và
hoàn toàn ủng hộ quyết định hết sức sáng suốt của LSCT và Quý BCH Liên Bang, Tiểu Bang, Lãnh Thổ,
cùng Tổng Hội CQN/QLVNCH/UC, qua Thông Báo ngày 7.4.2015.
4/10/2015 Cộng Đồng Úc Châu, không tham gia, tiếp tay hoặc ủng hộ các chương trình gây quỹ cho việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa"
id=5462%3Acngngucchaukhongthamgiatiptayhocnghcacchngtrinhgayquc…
7/7

Bài này do anh NGUYỄN HỮU PHÁT, Belgique, nguyên SQ/BĐQ/QLVNCH gởi lên groups BĐQ, TCDV mạn phép phổ biến tiếp, để mọi người cùng đọc.


Phat NGUYEN nhp_bnl@hotmail.com[bietdong] <bietdong@yahoogroups.comAbbestellen
19:46 (vor 12 Stunden)
an


Tôi có dịp thăm viếng đất nước Thổ nhĩ Kỳ nên cũng biết qua dân tình nước này, họ hiền lành dễ thuong,
Đọc những câu thơ của Cao Tần và Tô thùy Yên thật xúc động, đáng để suy ngẫm.
Nhìn lại NTQDVNCH thấy thật đau lòng , vậy mà còn tranh chấp, chỉ trích nhau, chỉ muốn làm đại sự thôi. Bài viết này tôi đọc từ lâu nhân tiện gởi lại các chiến hữu đọc
Nguyễn Hữu Phát
     
Viếng thăm Nghĩa Trang Gallipoli tại Thổ Nhĩ Kỳ

Trong chuyến đi thăm Thổ Nhĩ Kỳ cuối năm 2009 vừa qua, khi từ Istanbul đến thị trấn Canakkale, chúng tôi phải đi ngang eo biển Dardanelles để từ phần đất Âu Châu đi sang phần đất Á Châu của xứ này, Trong khi chờ đến giờ có chuyến phà để di chuyển qua eo biển, đoàn du lịch chúng tôi được đưa đi thăm công viên quốc gia Gallipoli, một thắng cảnh nổi tiếng, nơi có tượng đài và nghĩa trang tử sĩ ghi dấu trận chiến khốc liệt ngay tại địa điểm này trong kỳ đệ nhất thế chiến 1914-1918.

Trong trận thế chiến này, Thổ Nhĩ Kỳ, dưới vương triều Ottoman, đã tham chiến theo phe Đức. Nhờ ở địa thế, Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn kiểm soát thủy lộ duy nhất nối liền Hắc Hải (Black Sea) với Địa Trung Hải (Mediterranean Sea) qua eo biển Bosporus phía Hắc Hải, vào biển Marmara hoàn toàn nằm trong lãnh thổ xứ này, rối tới eo biển Dardanelles thông sang Địa Trung Hải. Để đoạt quyền kiểm soát thủy lộ này, quân đồng minh, phần lớn gồm các nước Anh, Úc, và Tân Tây Lan, đã từ hạm đội tấn công lên bộ tại địa điểm mang tên Gallipoli trông xuống eo biển Dardanelles. Trận chiến đẫm máu kéo dài hơn 1 năm, từ 1915 đến 1916 thì quân Thổ Nhĩ Kỳ không giữ nổi và phải rút lui. Tổng kết, cả hai bên số thương vong lên tới nửa triệu người, chia đều mổi bên bị thiệt hại trên dưới 250,000 thương binh tử sĩ.

Sau khi chiến tranh chấm dứt, Thổ Nhĩ Kỳ, vì thuộc phe thua trận, nên đã  bị quân đồng minh chiếm đóng mãi đến năm 1923 nước này mới  hoàn toàn đẩy được các đoàn quân viễn chinh ngoại quốc ra khỏi xứ để giành lại độc lập. Chính quyền Thổ cho thu thập và nhận dạng hài cốt các tử sĩ trong trận chiến Gallipoli để chôn cất trong một nghĩa trang với nhiều tượng đài kỷ niệm.

Chúng tôi đến nơi và được dẫn đi coi một mãnh nghĩa trang nhỏ ở phia ngoài. Có nhiều mảnh đất nghĩa trang nhỏ như vậy ở ngay sát bờ biển với mỗi nơi từ vài chục tới vài trăm mộ phần. Rất tiếc vì không có đủ thời giờ nên chúng tôi không được vào xem khu chính của nghĩa trang ở phía trong với hàng ngàn ngôi mộ từ đỉnh đồi trải dài xuống gần mặt biển màu nước trong xanh. Cảnh đẹp thiên nhiên yên tĩnh lộng gió thật là chốn yên nghỉ thích hợp cho các chiến binh, tại chính nơi trước kia họ đã từng chiến đấu và đã gục ngã.

Có nhiều tượng đài xây cất quanh 1 nhà bảo tàng nhỏ trưng bày các di tích của trận chiến: quân phục, vũ khí, hình ảnh các trận đánh, các di vật tìm được của các chiến binh của tất cả các quốc gia tham dự.

Một điều khiến chúng tôi ai nấy đều hết sức ngạc nhiên là nghĩa trang này chôn cất không những chỉ các quân sĩ Thổ Nhĩ Kỳ mà còn cả quân nhân của các quốc gia phe đồng minh, nghĩa là phe địch,  như Anh. Pháp, Ý, Úc, Tân Tây Lan, … nửa. Không những thế, những mộ phần được chôn xen lẫn nhau, không hề phân biệt là quân Thổ hay quân đồng minh, với tên họ, quốc tịch và các chi tiết khác, nếu lý lịch không rõ thì ghi là vô danh. Có một tượng đài trên đó có khắc trích đoạn một bức thư của tổng thống Thổ Nhĩ Ký Mustafa Kemal gửi vào năm 1934 cho 1 quả phụ, mẹ của một quân nhân Úc đả tử trận trong trận chiến này.

Nguyên văn trìch đoạn bức thư như sau:

Those heroes that shed their blood and lost their lives …
You are now lying in the soil of a friendly country, therefore rest in peace.
There is no difference between the Johnnies and the Mehmetes to us  where they lie side by side here in this country of ours…
You, the mothers  who sent their sons from far away countries, wipe away your tears … Your sons are now lying in our bosom and are in peace. After having lost their lives on this land, they have become our sons as well.

Attaturk, 1934

Xin tạm dịch:

Những con người hùng đã đổ máu và đã hy sinh tính mạng …

Các bạn hiện đang nằm trên mảnh đất của một quốc gia thân hữu; vì vậy, xin hãy yên nghỉ.
Với chúng tôi, không có sự phân biệt nào giữa những người mang tên John (chiến binh Anh, Pháp, Úc, …) và những người mang tên Mehmetes (chiến binh Thô Nhĩ Kỳ) đang cùng nằm cạnh bên nhau nơi đây trên xứ sở của chúng tôi.
Cùng quý vị, những bà mẹ đã gửi con đến đây từ những quốc gia xa xôi, xin hãy lau nước mắt …
Các con của qúy vị hiện đang nằm trong lòng chúng tôi và đang yên nghỉ. Sau khi đã bỏ mình trên mảnh đất này. họ cũng đã trở thành những đứa con của chính chúng tôi vậy.

Ataturk, 1934

Ataturk có nghĩa là “Cha già dân tộc”, danh hiệu được dân chúng Thổ Nhĩ Kỳ tôn xưng với Muspafa Kemal, người đã giành lại nền độc lập cho Thổ Nhĩ Kỳ sau đệ nhất thế chiến, đã đưa ra và thực hiện những cải cách chính trị và văn hóa rất sáng suốt và là tổng thống đầu tiên của nước Thổ (1923-1938) sau khi vương triều Ottoman bị đào thải (1).

Bức thư của Attaturk đã khiến cho nhiều người đọc phải xúc động. Thông thường, chỉ có người chiến thắng mới có lòng tha thứ, bao dung dối với kẻ địch đã thất trận. Ngược lại ở đây, Thổ Nhĩ Kỳ là nước thua trận, nhưng họ đã bỏ qua mối thù để cho nắm xương tàn của những kẻ thù cũ thuộc nhiều quốc gia khác nhau có được nơi an nghỉ vĩnh viễn cùng chung chỗ với những chiến sĩ đã nằm xuống của họ. Thật là cao thượng! Và có lẽ chỉ duy nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ mới có chuyện một nước xây đài kỷ niệm trận chiến mà nước đó lại là kẻ thua trận. Nhưng tạo dựng nên nghĩa trang này, người Thổ không còn là kẻ thua trận nữa, và mãi mãi họ đã khiến cho du khách đến thăm phải tỏ lòng cảm phục vì cái tinh thần nhân đạo, mã thượng và hành động cao cả này.

* * * * * * * * *
Trông người lại nghĩ đến ta! Thăm nghĩa trang Gallipoli ở Thổ Nhĩ Kỳ, tôi không khỏi nghĩ tới Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa của miền Nam Việt Nam chúng ta. Đây là nơi yên nghỉ của hàng chục ngàn  chiến binh Việt Nam Cộng Hoà đã nằm xuống trong trận chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc.

Sau tháng 4, 1975, khi đã cưỡng chiếm được miến Nam, người Cộng Sản Bắc Việt đã bắt đi tù đầy, lao động khổ sai những quân, cán, chính của miền Nam, đã thu vét tài sản của dân chúng miền Nam qua những đợt đổi tiền, đánh tư sản, đuổi đi kinh tế mới … Hành hạ người sống chưa đủ, Cộng Sản miền Bắc còn trả thù đến cả người chết. Với nghĩa trang quân đội Biên Hòa, việc đầu tiên là chúng giật sập pho tượng Tiếc Thương ngay phía ngoài nghĩa trang, 1 công trình điêu khắc đầy nghệ thuật, rồi chúng cho đập phá toà Nghĩa Dũng Đài. Toàn thể khu nghĩa trang được giao cho quân đội quản trị, có nghĩa là trở thành khu quân sự, thường dân không còn được tự do lai vãng, viếng thăm, nói tóm lại, mục đích là để cho nghĩa trang trở thành một nơi hoang phế, những ngôi mồ trở thành vô chủ, dần dần sẽ bị cỏ cây chen lấn, qua thời gian sẽ không còn dấu vết gì nữa.

Người cùng trong một nước mà đối xử với nhau một cách tàn tệ như vậy, xem ra chỉ có ở bọn cộng sản, vốn bản chất bất nhân, tự xưng là anh ‘hùng’ nhưng chính ra chúng chỉ là những anh ‘hèn’. Với hành động triệt hạ nghĩa trang, môt nơi linh thiêng mà bất cứ con người văn minh, có giáo dục nào cũng phải tôn trọng, những người cộng sản Bắc Việt đã xử xự như những quân rừng rú man rợ, như thế có khác gì những kẻ thua trận, vẫn tỏ ra e sợ những quân nhân VNCH khi họ còn sống cũng như ngay cả khi họ đã lìa trần.

Ở trong nước, Cộng Sản đã cố tình hủy diệt Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà, cho tới nay vẫn được coi như là một biểu tượng của QLVNCH. Mãi đến nhiều năm sau, sau khi đã phải thi hành chính sách đổi mới, theo đuôi tư bản chuyển sang kinh tế thị trường để tự cứu, tới giữa năm 2007, Cộng Sản Việt Nam mới chuyển Nghĩa Trang Quân Đội sang cho chính quyền dân sự tỉnh Bình Dương quản trị. Vì không còn nằm trong khu vực quân sự nữa, cho nên việc thăm viếng, tu sữa các ngôi mộ trong nghĩa trang có thể bắt đầu thực hiện được.

Nhiều người tự hỏi thế còn ở hải ngoại, có ai còn nghĩ tới và nghĩ gì về vụ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà? Một vị tai to mặt lớn trong cộng đồng, giáo sư tiến sĩ Nguyễn Xuân Vinh, chủ tịch Tập Thể Chiến Sĩ, trong 1 buổi phỏng vấn của Phiến Đan tháng 7, 2007 đã cho biết ý kiến của ông như sau: “Theo tôi chúng ta sẽ đóng góp vào sự trùng tu nếu CSVN chấp nhận những yêu cầu sau: Giữ tên Nghĩa Trang QĐ VNCH với tấm bia trước cổng như một di tích lịch sử chiến tranh Việt Nam với hàng chữ ‘Nghĩa Trang Quân Đội VNCH 1961-1975’. Dựng lại tượng Thương Tiếc như một di tích chiến tranh của miền Nam Việt Nam. Và cho thân nhân tử sĩ được dựng Bức Tường Đen khắc tên những người đã hy sinh và khoảng để cho những chiến sĩ vô danh bên trong khu NTQĐ này”.

Nhà văn Phong Thu trong nhóm Quốc Gia Nghĩa Tử Heritage đã đặt câu hỏi rất chí lý với ông giáo sư tiến sĩ về ý kiến của ông rằng : « Kính thưa giáo sư, ông là người học cao hiểu rộng, xin hỏi ông rằng chúng ta có gì để mặc cả với cộng sản? Hay ông lại để đó cho nghĩa trang tiếp tục xuống cấp, hư hỏng, và nhiều người vào cất nhà, lấn đất, trâu bò dẫm đạp lên mộ phần, hay cộng sản san bằng và bán cho nước ngoài? Nếu các ông có điều kiện ắt có và đủ để cộng sản tuân theo ý của các ông thì ai sẽ đứng ra trả giá và đối thoại với họ? Và nếu cộng sản cho phép chúng ta làm theo ý giáo sư thì người về Việt Nam trùng tu có phải tiếp xúc với chính quyền cộng sản không? Hay họ tự ý muốn làm gì thì làm như kiểu anh hùng ở hải ngoại? Họ có bị chụp mũ là thân cộng, làm tay sai, là con “KÊN KÊN” chuyên moi xác người chết ăn, hay bán đứng xác cha anh cho cộng sản không? »

Không thấy ông giáo sư trả lời những câu hỏi này. Nhưng tôi biết ông cũng đủ trí khôn để tự hiểu rằng những gì ông tuôn ra chỉ là nhửng điều viển vông, lấy tư cách gì, uy thế gì  mà đòi hỏi cộng sản được, đâu có dễ dàng như khi ông múa bút trên bàn giấy để “cử nhiệm” người này người kia vung vít trong cái gọi là “Tập Thể Chiến Sĩ” hoàn toàn hữu danh vô thực. Câu trả lờỉ của ông trong bài phỏng vấn chỉ là biểu hiện cho cái thái độ “sống chết mặc bay” của một kẻ chuyên “ăn tục nói phét” để thỏa mãn cái tính háo danh, theo thời mà thôi.

Khi có tin Nghĩa Trang Quân Đội được dân sự hóa dưới sự quản trị của tỉnh Bình Dương, tổ chức Quốc Gia Nghĩa Tử Heritage tại Hoa Kỳ đã cử mấy người về VN để thu xếp và đã thực hiện được một phần nhỏ trong việc trùng tu nghĩa trang này. Thiện chí này đã bị một số người, trong đó có ông nhà văn “nhớn” ở San Jose, không những đã không khuyến khích và tiếp tay mà lại còn đang tâm phá đám, bày ra kế hoạch có quy củ lắm. Thoạt tiên là làm áp lực khiến cho tổ chức Quốc Gia Nghĩa Tử phải phân hóa làm đôi, rồi toa rập với nhau vu cáo nhóm Quốc Gia Nghĩa Tử Heritage là “những con kên kên thời đại”, “đi về Việt Nam van xin Cộng Sản”, “bán đứng nghĩa trang”, … Trong khi đó thì chính họ lại cũng gửi người về Việt Nam, đi cửa sau giao thiệp với các giới chức địa phương hòng giành giật công trạng, những mong dây máu ăn phần. Đúng là hành động bỉ ổi gây ra do lòng đố kỵ, ghen tức của một anh có thói quen hay lên mặt dạy đời, làm gì cũng muốn đứng trên thiên hạ, muốn được độc quyền thành tích,  không được như vậy thì giở trò phá đám một cách bất lương.

Nghĩa Trang Quân đội Biên Hòa là cái gai trong mắt quân Cộng Sản Bắc Việt cho nên chúng quyết tâm nhổ đi cũng là chuyện dễ hiểu. Nhưng ở hải ngoại này mà còn có những người coi chuyện trùng tu nghĩa trang này như là một cơ hội để khoe khoang cho thoả mãn tính háo danh hòng mong tên tuổi được nhắc nhở tới thì thật đáng buồn, đáng hổ thẹn. Như cặp bài trùng ở San Jose gồm cái ông được nhà văn Phong Thu ban cho cái danh hiệu là “người Lãnh Đạo tập thể bằng Bằng Cấp” và cái ông được nhà văn Sơn Tùng mỉa mai là “người ‘khôn ngoan’ sống nhờ vào tiền xã hội của Mỹ” (trong cuốn “Làm người, làm văn, làm loạn”, xuất bản năm 2000).

*** Những tài liệu về vụ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà và nhóm Quốc Gia Nghĩa Tử Heritage đã được lưu trữ đầy đủ trong Trang “TroiNam.net”, mục “Giọt lệ tri ân”

Đi coi Nghĩa Trang tại Gallipoli, Thổ Nhĩ Kỳ, rồi nhìn lại Nghĩa Trang Quân Đội ở Biên Hoà, tôi thấy thật là tủi nhục cho cái dân tộc vẫn tự hào là có bốn ngàn năm văn hiến. Tuy nhiên, nhìn cho kỹ thì thấy ở hải ngoại này không chỉ rặt là những phường có thói tự tôn, khoe mẽ, nhưng tâm địa lại thực sự hèn mọn.

Có người như thi sĩ Cao Tần, tức nhà văn Kiều Phong Lê Tất Điều, trong bài thơ “Mai mốt anh về” năm 1977, đã viết những câu:


Nếu mai mốt bỗng đổi đời phen nữa
Ông anh hùng ông cứu được quê hương
Ông sẽ mở ra nghìn lò cải tạo
Lùa cả nước vào học tập yêu thương
Cuộc chiến cũ sẽ coi như tiền kiếp
Phản động gì cũng chỉ sống trăm năm
Bồ bịch hết không đứa nào là Ngụy
Thắng vinh quang mà bại cũng anh hùng

(Mai mốt anh về, thơ Cao Tần, 1977)

Ý tác giả muốn nói là một mai nếu cứu được quê hương thoát nạn Cộng Sản, ông sẽ dạy cho người Cộng Sản bài học yêu thương, sẽ không trả thù, sẽ không khinh rẻ, sẻ coi người chiến bại như là anh em bè bạn. Ý thơ thật chan chứa tình người, lời thơ phóng khóang, cho thấy cái tâm trong sáng cuả tác giả.

Còn nữa! Trong khi nhà thơ Cao Tần di tản được vào ngày mất nước cuối tháng 4 năm 1975, không phải chịu cái cảnh đầy đọa trong ngục tù Cộng Sản thì trái lại một thi sĩ khác, Tô Thùy Yên, đã phải đi cải tạo lao động trên 10 năm trời, trong đó có 7 tháng liền bị kiên giam đơn độc, chân bị cùm giữa 4 bức tường câm lặng. Sau khi được thả về, Tô Thùy Yên có 2 bài thơ dài được truyền tụng với những câu trích ra như sau:

Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này
(Ta Về, thơ Tô Thùy Yên)
Những ai hôm trước từng gây tội
Hãy lắng tâm tha lấy lỗi mình
Tự tại thời gian chôn chính nó
Đời lên lại mãi tựa bình minh
Sẽ lo chẳng những cho người sống
Lo cả cho người khuất mặt kia
Quen lạ bạn thù chung giấc ngủ
Chung lời thương tiếc khóc trên bia

(Mùa Hạn, thơ Tô Thùy Yên)

Từng bị đầy đọa qua sự tàn bạo của con người Cộng Sản, từng trải qua sự khắc nghiệt của rừng sâu núi thẳm, Tô Thùy Yên khi trở về đã nhận thức được rằng chính lòng thương yêu, chứ không phải sự thù hận, mới là cứu cánh của cuộc đời người. Những câu thơ của Tô Thùy Yên đã thực sự thấm vào tâm hồn người đọc vì phải có một tâm hồn cao cả như thế nào mới có thể “quen lạ bạn thù chung giấc ngủ”. Cũng như Cao Tần, khi ông viết “cuộc chiến cũ sẽ coi như tiền kiếp, phản động gì cũng chỉ sống trăm năm”.

Bức thư của Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa Kemal, những câu  thơ trên của các thi sĩ Việt Nam Cao Tần và Tô Thùy Yên, cần đem đến rao giảng cho những người Cộng Sản trong nước, nhất là ở hải ngoại này cho các ông Toàn Phong, Giao Chỉ để cho tâm hồn hai ông bớt bị vẩn đục trong những ngày còn lại gần cuối cuộc đời.

Đỗ Văn Minh

Ngày 5 tháng 2, 2009

(1) Xin được kể thêm ở đây về sự nghiệp của Mustafa Kemal để hiểu tại sao ông được dân chúng Thổ Nhĩ Kỳ tôn vinh là Ataturk, người “cha già của dân tộc”.

Trong đệ nhất thế chiến, Mustafa Kemal là Trung Tá trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, dưới vương triều Ottoman tham chiến theo phe Đức.  Sau khi chiến tranh chấm dứt và phe Đức bị thua trận, nưóc Thổ bị quân đồng minh các nước chiếm đóng với sự hợp tác của 1 chính quyền Thổ do đoàn quân chiếm đóng tạo dựng tại Istanbul. Để chống lại, Mustafa Kemal đã triệu tập một đại hội toàn quốc, lập ra 1 chính phủ đối đầu với chính phủ do quân đồng minh chỉ định và mở ra cuộc chiến tranh giải phóng quốc gia mà ông được bầu làm lãnh tụ. Cuộc chiến kéo dài từ năm 1919 đến năm 1922 thì quân Thổ đánh bại liên quân Pháp, Ý, Hy Lạp và trận đại thắng này đã khiến cho toàn thể quân đồng minh phải rút ra khỏi lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Rồi hiệp định Lausanne năm 1923 đã công nhận nền độc lập của Thổ Nhĩ Kỳ.

Chế độ vương quyền Ottoman lập tức bị huỷ bỏ để thay thế bằng một chế độ cộng hoà, dân chủ, có quốc hội và tổng thống. Mustafa Kemal được bầu làm Tổng Thống đầu tiên của xứ này. Ông đưa ra những cải cách theo đường lối tây phương, và mặc dầu 95% dân Thổ theo Hồi Giáo, Hồi Giáo không được coi là quốc giáo, luật Hồi Giáo được thay thế bằng 1 bộ luật đời thường, các tu sĩ Hồi Giáo không được phép tham dự vào các hoạt động chính trị, phụ nữ được quyền bình đẳng với nam giới, không phải đeo mạng che mặt, được mặc âu phục và được quyền đi bầu. Ông cũng cho thay chữ viết theo lối Ả Rập (Arabic) bằng mẫu tự La Tinh (Latin) và cho dùng lịch theo dương lịch (Gregorian Calendar). Vì vậy, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là 1 quốc gia Hồi Giáo, nhưng không phải là thứ Hồi Giáo quá khích. Trong suốt thời gian hơn nửa tháng du hành qua nhiều miền trên nước Thổ Nhĩ Kỳ, tôi không hề thấy 1 phụ nữ Thổ nào đeo mạng che mặt. Đến xứ Hồi Giáo nhưng tôi chỉ nhận thức được là đang thăm xứ có cái tôn giáo này khi hàng ngày đến giờ cầu nguyện là nghe âm vang giọng đọc kinh xướng lên đồng loạt, lúc đầu chưa quen nghe khá chướng tai.`

Cũng vì Hồi Giáo không phải là Quốc Giáo cho nên tại Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều tôn giáo khác, kể cả Do Thái Giáo. Tại các thành phố lớn như Istanbul, Ankara, Izmir, có khá nhiều nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Tại Izmir, chúng tôi được đưa đến thăm 1 nhà thờ Do Thái Giáo và trên đường đi Ephesus, chúng tôi đã ghé viếng House of Virgin Mary, được coi như 1 thánh địa của Thiên chúa Giáo, hàng năm có rất đông tín đồ đến hành hương. Những năm 1967 và 2006, các giáo hoàng La Mã khi công du Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã đến thăm thánh địa này.

No comments:

Post a Comment