Bên Dòng Bến Hải
Trần Khải
(Sưu tầm qua email-do một người bạn đã chuyển)
Dòng sông Bến
Hải, nơi chia đôi đất nước nhiều thập niên, cũng là một nơi mang biêủ tượng cuủ
Chiến Tranh Việt Nam.
Nơi đó, những ngăn đôi đất nước cũng là những bước đi mang đầy máu lửa, bom đạn...
Bản tin Đài RFA cho biết, mới tuần trước, một phái đoàn Phật tử Nhật Bản tới bên dòng sông này cầu siêu. Nhiều nhà sư từ Huế ra cũng tham dự lễ cầu siêu này. Tuy lễ cầu siêu là kín đáó, nhưng cũng là một dấu hiệu hòa dịu của chính quyền địa phương, vì trước giờ nhà nước CSVN chỉ hài lòng với các lễ cầu siêu cho liệt sĩ bộ đội CS, và không hài lòng với cac1 lễ cầu siêu cho tử sĩ VNCH.
Trong khi đó, nhà văn Lê Khả Sỹ từ Hà Nội, trên blog riêng đã phổ biến lá thư gửi Quốc hôi, trong đó nhà văn cao niên này kêu gọi tử sĩ VNCH cũng là con em Việt, và vết thương nội chiến cần hàn gắn để đưa đất nước tới chỗ thực sự hòa giải. Và đề nghị không kỷ niệm “ngày toàn thắng 30-4.”
Mặt khác, cụ già đảng viên Lê Trấn Gia đã phổ biến trên mạng Viet-Studies thư gửi Tổng Bí Thư CSVN trong đó cảnh báo rằng người dân sẽ giật sập chế độ nếu thực sự không có đổi mới.
Bản tin RFA có tựa đề là “Lễ cầu siêu bên bờ Bến Hải” trong đó có một số hình ảnh gửi từ người tham dự lễ cầu siêu. Bản tin RFA viết, trích như sau:
“Ngày 23/10/2013 một sự kiện khuấy động nhè nhẹ không khí vắng lặng thường nhật ở bờ bắc cầu Hiền Lương bên sông Bến Hải. Một đoàn Phật tử người Nhật dựng đàn cầu siêu cùng các nhà sư Việt Nam từ Huế ra. Tiếng kinh kệ trầm bổng bằng hai thứ tiếng xen kẽ nhau, trong khói hương trầm thoảng hương cúc mùa thu trên đàn thờ Phật làm hồi tưởng tiếng rít chát chúa của bom đạn của mùa hè 41 năm trước, mùa hè đỏ lửa 1972...
...Bốn mươi Phật tử Nhật bản âm thầm đến từ ngàn dặm xa, với mục đích giản đơn là cầu siêu cho tất cả các vong linh của cuộc chiến năm xưa. Họ kín đáo thực hiện buổi cầu siêu, không tiếp xúc giới truyền thông...
...Cách bờ sông Bến Hải không xa về phía Nam là cổ thành Quảng trị. Sau trận chiến 1972 cổ thành chỉ còn là một đống gạch vụn. Ngày nay, nơi đây là một bảo tàng chiến tranh lớn, mà trong đó chỉ thấy những thành tích chiến thắng của một bên, cùng những thương vong của bên kia được đưa ra như niềm tự hào của những người chiến thắng.
Cũng đã có những cố gắng của những người Việt nhằm hóa giải vết cắt năm xưa. Có những cố gắng đang tiến triển khả quan như dự định trùng tu nghĩa trang chiến sĩ VNCH tại Biên Hòa. Song cũng có những cố gắng đi đến thất bại như đại lễ cầu siêu năm xưa cho người chết cả hai phía của người Phật tử Thích Nhất Hạnh...
...Một nhà sư khác ở chùa Từ Đàm, thành phố Huế, có tham gia vào việc tổ chức buổi chay sau lễ cầu siêu, nói một cách rất đơn giản về công việc đó:
“Trên quan điểm của đạo Phật thì Từ bi là bình đẳng, Từ bi là để xoa dịu tất cả mọi nỗi đau, không phân biệt oán thù. Chuyện cầu siêu là chuyện bình thường, chứ không nên đem suy luận, biện chứng ra mà luận bàn.”
Xin kết thúc bài viết này bằng câu chuyện một chị bán hàng trong chợ Đông Ba. Khi đoàn cầu siêu cử người đến mua phẩm vật cho ngày lễ, chị đã biếu một nồi chè, cùng bỏ bữa chợ ngày hôm sau để cùng đoàn sang bờ bắc sông Bến Hải làm lễ. Chị nói rằng mùa xuân năm Mậu thân 1968 gia đình chị có nhiều người ra đi mãi mãi.
Những việc làm bình thường như nhà sư chùa Từ Đàm nhìn thấy, hay việc làm không suy luận tính toán của chị bán hàng chợ Đông Ba phải chăng là cái mà người Việt đang cần để làm lành vết cứa ở đôi bờ Bến Hải!”(hết trích)
Bạn có thể đọc đầy đủ bản tin xúc động trên ở tranghttp://www.rfa.org/vietnamese/.
Trong khi đó, nhà văn Lê Khả Sỹ gửi thư lên Quốc Hội, viết:
“Tôi là công dân Lê Khả Sỹ, 77 tuổi, hội viên hội Nhà văn Việt Nam, hội viên hội Nhà báo Việt Nam, hội viên hội Nhà văn Hà Nội, trú tại phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội. Anh em trong gia đình tôi chỉ có một thương binh là lính Cụ Hồ, không có ai đi lính cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa tử trận. Nhưng vì tình người theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, xin đệ trình bức thư tâm huyết này lên Quốc hội, đề xuất một vấn đề “khó nói” để mong được Quốc hội quan tâm xem xét...
...Quá khứ khép lại, hận thù quên đi thì ta mới có bạn bè năm châu bốn biển như ngày nay; đối với quân nhân mất tích của Mỹ ta còn hợp tác tìm kiếm thì với tử sĩ thuộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa nhưng đều là người Việt, nên dành cho họ tấm lòng nghĩa cử, ít nhất như Ông Cha ta đã dạy, thành ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng / Tuy là khác giống nhưng chung một giàn; Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng ! Tôi tin rằng, nếu ta làm được công việc nghĩa cử đó thì cộng đồng trong và ngoài nước sẽ chung tay góp sức bằng tấm lòng từ thiện. Tất nhiên, tình cảm dân tộc càng gắn bó, thêm được cơ hội thu phục nhân tâm, tiếng tốt sẽ muôn đời lưu lại!
Vấn đề thứ hai là đề nghị Quốc hội, Chính phủ: hàng năm không tổ chức kỷ niệm “ngày toàn thắng 30-4”. Bởi trong hoàn cảnh như thế diễn ra điều trái ngược đau lòng. Nhiều người gọi là “ngày vui của nước” vì mở hội hát hò cờ giong trống đánh, nhưng cũng nhiều người gọi đó là ngày buồn của nước bởi cảnh hội hè không thể lấn át cho quên đi cảm cảnh ngày đại tang cả nước! Người mẹ nào mất con chẳng đau, người vợ nào mất chồng chẳng tủi, ông bà nào cháu chết trận chưa tìm được hài cốt mà nguôi được nỗi buồn...”(hết trích)
Lá thư đọc đầy đủ ở đây: http://holam.vnweblogs.com/
Mặt khác, Thư của cụ Lê Trấn Gia gửi từ Hà Nội ngày 28 tháng 10, 2013 tới Ông Tổng bí thư và 175 ông bà ủy viên ban chấp hành TƯ Đảng CS Việt Nam, nói rằng:
“Chi bộ đảng chúng tôi bao gồm những người cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu cán bộ viên chức, trong số chúng tôi, có người đã từng tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhiều người trong chúng tôi đã để lại trên chiến trường năm xưa một phần xương máu của mình. Trong chi bộ của chúng tôi cũng có không ít người từng được nhân dân gọi là “quan chức cao cấp”...
...Thưa các ông các bà lãnh đạo đảng và nhà nước, các ông các bà có hiểu rằng nếu các ông các bà tiếp tục có thái độ thờ ơ với dân với nước như những ngày vừa qua thì chính người dân Việt Nam, trong đó có cả các đảng viên cộng sản như chúng tôi sẽ vùng lên, sẽ không để cho các ông các bà làm trò hề tổ chức đại hội đảng thêm một lần nữa, sẽ không có đại hội lần thứ 12 nữa đâu! Người dân Việt Nam sẽ không cho phép các ông các bà tiếp tục tham ô của quá khứ và ăn cắp của tương lai...”(hết trích)
Toàn văn lá thư của cụ Lê Trấn Gia ở đây http://viet-studies.info/
Đất nước như dường chưa bao giờ buồn như thế này.
Nơi đó, những ngăn đôi đất nước cũng là những bước đi mang đầy máu lửa, bom đạn...
Bản tin Đài RFA cho biết, mới tuần trước, một phái đoàn Phật tử Nhật Bản tới bên dòng sông này cầu siêu. Nhiều nhà sư từ Huế ra cũng tham dự lễ cầu siêu này. Tuy lễ cầu siêu là kín đáó, nhưng cũng là một dấu hiệu hòa dịu của chính quyền địa phương, vì trước giờ nhà nước CSVN chỉ hài lòng với các lễ cầu siêu cho liệt sĩ bộ đội CS, và không hài lòng với cac1 lễ cầu siêu cho tử sĩ VNCH.
Trong khi đó, nhà văn Lê Khả Sỹ từ Hà Nội, trên blog riêng đã phổ biến lá thư gửi Quốc hôi, trong đó nhà văn cao niên này kêu gọi tử sĩ VNCH cũng là con em Việt, và vết thương nội chiến cần hàn gắn để đưa đất nước tới chỗ thực sự hòa giải. Và đề nghị không kỷ niệm “ngày toàn thắng 30-4.”
Mặt khác, cụ già đảng viên Lê Trấn Gia đã phổ biến trên mạng Viet-Studies thư gửi Tổng Bí Thư CSVN trong đó cảnh báo rằng người dân sẽ giật sập chế độ nếu thực sự không có đổi mới.
Bản tin RFA có tựa đề là “Lễ cầu siêu bên bờ Bến Hải” trong đó có một số hình ảnh gửi từ người tham dự lễ cầu siêu. Bản tin RFA viết, trích như sau:
“Ngày 23/10/2013 một sự kiện khuấy động nhè nhẹ không khí vắng lặng thường nhật ở bờ bắc cầu Hiền Lương bên sông Bến Hải. Một đoàn Phật tử người Nhật dựng đàn cầu siêu cùng các nhà sư Việt Nam từ Huế ra. Tiếng kinh kệ trầm bổng bằng hai thứ tiếng xen kẽ nhau, trong khói hương trầm thoảng hương cúc mùa thu trên đàn thờ Phật làm hồi tưởng tiếng rít chát chúa của bom đạn của mùa hè 41 năm trước, mùa hè đỏ lửa 1972...
...Bốn mươi Phật tử Nhật bản âm thầm đến từ ngàn dặm xa, với mục đích giản đơn là cầu siêu cho tất cả các vong linh của cuộc chiến năm xưa. Họ kín đáo thực hiện buổi cầu siêu, không tiếp xúc giới truyền thông...
...Cách bờ sông Bến Hải không xa về phía Nam là cổ thành Quảng trị. Sau trận chiến 1972 cổ thành chỉ còn là một đống gạch vụn. Ngày nay, nơi đây là một bảo tàng chiến tranh lớn, mà trong đó chỉ thấy những thành tích chiến thắng của một bên, cùng những thương vong của bên kia được đưa ra như niềm tự hào của những người chiến thắng.
Cũng đã có những cố gắng của những người Việt nhằm hóa giải vết cắt năm xưa. Có những cố gắng đang tiến triển khả quan như dự định trùng tu nghĩa trang chiến sĩ VNCH tại Biên Hòa. Song cũng có những cố gắng đi đến thất bại như đại lễ cầu siêu năm xưa cho người chết cả hai phía của người Phật tử Thích Nhất Hạnh...
...Một nhà sư khác ở chùa Từ Đàm, thành phố Huế, có tham gia vào việc tổ chức buổi chay sau lễ cầu siêu, nói một cách rất đơn giản về công việc đó:
“Trên quan điểm của đạo Phật thì Từ bi là bình đẳng, Từ bi là để xoa dịu tất cả mọi nỗi đau, không phân biệt oán thù. Chuyện cầu siêu là chuyện bình thường, chứ không nên đem suy luận, biện chứng ra mà luận bàn.”
Xin kết thúc bài viết này bằng câu chuyện một chị bán hàng trong chợ Đông Ba. Khi đoàn cầu siêu cử người đến mua phẩm vật cho ngày lễ, chị đã biếu một nồi chè, cùng bỏ bữa chợ ngày hôm sau để cùng đoàn sang bờ bắc sông Bến Hải làm lễ. Chị nói rằng mùa xuân năm Mậu thân 1968 gia đình chị có nhiều người ra đi mãi mãi.
Những việc làm bình thường như nhà sư chùa Từ Đàm nhìn thấy, hay việc làm không suy luận tính toán của chị bán hàng chợ Đông Ba phải chăng là cái mà người Việt đang cần để làm lành vết cứa ở đôi bờ Bến Hải!”(hết trích)
Bạn có thể đọc đầy đủ bản tin xúc động trên ở tranghttp://www.rfa.org/vietnamese/.
Trong khi đó, nhà văn Lê Khả Sỹ gửi thư lên Quốc Hội, viết:
“Tôi là công dân Lê Khả Sỹ, 77 tuổi, hội viên hội Nhà văn Việt Nam, hội viên hội Nhà báo Việt Nam, hội viên hội Nhà văn Hà Nội, trú tại phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội. Anh em trong gia đình tôi chỉ có một thương binh là lính Cụ Hồ, không có ai đi lính cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa tử trận. Nhưng vì tình người theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, xin đệ trình bức thư tâm huyết này lên Quốc hội, đề xuất một vấn đề “khó nói” để mong được Quốc hội quan tâm xem xét...
...Quá khứ khép lại, hận thù quên đi thì ta mới có bạn bè năm châu bốn biển như ngày nay; đối với quân nhân mất tích của Mỹ ta còn hợp tác tìm kiếm thì với tử sĩ thuộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa nhưng đều là người Việt, nên dành cho họ tấm lòng nghĩa cử, ít nhất như Ông Cha ta đã dạy, thành ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng / Tuy là khác giống nhưng chung một giàn; Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng ! Tôi tin rằng, nếu ta làm được công việc nghĩa cử đó thì cộng đồng trong và ngoài nước sẽ chung tay góp sức bằng tấm lòng từ thiện. Tất nhiên, tình cảm dân tộc càng gắn bó, thêm được cơ hội thu phục nhân tâm, tiếng tốt sẽ muôn đời lưu lại!
Vấn đề thứ hai là đề nghị Quốc hội, Chính phủ: hàng năm không tổ chức kỷ niệm “ngày toàn thắng 30-4”. Bởi trong hoàn cảnh như thế diễn ra điều trái ngược đau lòng. Nhiều người gọi là “ngày vui của nước” vì mở hội hát hò cờ giong trống đánh, nhưng cũng nhiều người gọi đó là ngày buồn của nước bởi cảnh hội hè không thể lấn át cho quên đi cảm cảnh ngày đại tang cả nước! Người mẹ nào mất con chẳng đau, người vợ nào mất chồng chẳng tủi, ông bà nào cháu chết trận chưa tìm được hài cốt mà nguôi được nỗi buồn...”(hết trích)
Lá thư đọc đầy đủ ở đây: http://holam.vnweblogs.com/
Mặt khác, Thư của cụ Lê Trấn Gia gửi từ Hà Nội ngày 28 tháng 10, 2013 tới Ông Tổng bí thư và 175 ông bà ủy viên ban chấp hành TƯ Đảng CS Việt Nam, nói rằng:
“Chi bộ đảng chúng tôi bao gồm những người cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu cán bộ viên chức, trong số chúng tôi, có người đã từng tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhiều người trong chúng tôi đã để lại trên chiến trường năm xưa một phần xương máu của mình. Trong chi bộ của chúng tôi cũng có không ít người từng được nhân dân gọi là “quan chức cao cấp”...
...Thưa các ông các bà lãnh đạo đảng và nhà nước, các ông các bà có hiểu rằng nếu các ông các bà tiếp tục có thái độ thờ ơ với dân với nước như những ngày vừa qua thì chính người dân Việt Nam, trong đó có cả các đảng viên cộng sản như chúng tôi sẽ vùng lên, sẽ không để cho các ông các bà làm trò hề tổ chức đại hội đảng thêm một lần nữa, sẽ không có đại hội lần thứ 12 nữa đâu! Người dân Việt Nam sẽ không cho phép các ông các bà tiếp tục tham ô của quá khứ và ăn cắp của tương lai...”(hết trích)
Toàn văn lá thư của cụ Lê Trấn Gia ở đây http://viet-studies.info/
Đất nước như dường chưa bao giờ buồn như thế này.
---------------
Lời TVA572: Rất tiếc người Cọng Sản không có tâm và cũng không có nhân. Nhân tâm là căn bản để đi đến những tốt đẹp trong cuộc sống.
No comments:
Post a Comment