Không
ai biết anh đến từ nơi nào trên chiếc xe lắc tay 3 bánh, 2 cánh tay của anh mệt
nhọc cùng một động tác đẩy tới, kéo lui, quẹo trái và quẹo phải, khó khăn lắm
mới chen được xe 3 bánh vào chổ trống tại các quán cafe, quán ăn hay những nơi
buôn bán trên vĩa hè. Trên đầu anh vẫn đội chiếc mủ xanh với huy hiệu
TQLC lấp lánh ngạo nghễ. Anh chìa xấp vé số mời khách uống cafe mua từng
tờ vé số. Mổi tờ vé số anh bán được phải khấu trừ tiền vốn trả lại cho
nhà thầu, số tiền còn lại rất ít ỏi chưa kể tiền công anh đi bán cả ngày chỉ đủ
mua gạo nuôi gia đình.
MX Trần Đức Bình đang bán vé số trên vĩa hè Sài Gòn
MX Trần Đức Bình trong chuyến viếng
thăm mộ tập thể Tử Sĩ Sư Đoàn 18 Bộ Binh vừa cải táng tại An Lộc 19-1-2014
MX Trần Đức Bình trong chuyến viếng
thăm chiến trường xưa tại An Lộc 19-1-2014
MX Trần Đức Bình trong chuyến viếng
thăm NTQĐBH ngày 19-1-2014
|
Anh,
người lính mủ xanh oai hùng với những trận đánh để đời trong quân sử như trận
đánh tái chiếm cổ thành ở Quảng Trị được ghi lại trong bài hát có câu “Cờ bay
cờ bay trên thành phố thân thương vừa chiếm lại đêm qua bằng máu” Đúng như thế,
mới đêm qua của năm 1972 anh và đồng đội đã chiếm lại cổ thành Quảng Trị bằng
máu như một lời minh định rằng để bảo vệ từng tất đất của VNCH anh và đồng đội
phải đổi bằng xương máu và sinh mạng của mình.
Ngày
nay, cổ thành xưa vẫn còn đó nhưng người ta trưng bày toàn những thứ giả tạo để
đánh lừa những thế hệ sinh sau thập niên 70, 80 và 90, họ đâu có trưng bày cảnh
tháo chạy của CSBV về bên kia vĩ tuyến 17. Và người lính mủ xanh trong
trận đánh đó vẫn còn đây ngày ngày đi bán vé số thật mỉa mai! Đêm về anh
thầm hát bài quốc ca xưa (1) để hoài niệm lại quá khứ, một đời trai chưa thoả
trí tung hoành phải giả từ binh nghiệp năm anh 18 tuổi
Vừa rời ghế nhà trường anh đi làm lính chiến, mãn khoá huấn luyện quân trường anh được điều về binh chủng TQLC , anh có mặt trong kế hoặch đôn quân cho vùng Quảng Trị. Anh đến Quảng Trị trong một thời gian ngắn, anh và đồng đội đã làm nên lịch sử, đánh bật địch quân ra ra khỏi Cổ Thành, ngay tại cổng Cổ Thành Quảng Trị anh để lại đôi chân như một chứng tích lịch sử minh định rằng anh là Trần Đức Bình đã đến đây và chiếm lại Cổ Thành nầy năm 1972.
Vừa rời ghế nhà trường anh đi làm lính chiến, mãn khoá huấn luyện quân trường anh được điều về binh chủng TQLC , anh có mặt trong kế hoặch đôn quân cho vùng Quảng Trị. Anh đến Quảng Trị trong một thời gian ngắn, anh và đồng đội đã làm nên lịch sử, đánh bật địch quân ra ra khỏi Cổ Thành, ngay tại cổng Cổ Thành Quảng Trị anh để lại đôi chân như một chứng tích lịch sử minh định rằng anh là Trần Đức Bình đã đến đây và chiếm lại Cổ Thành nầy năm 1972.
Người
lính mủ xanh năm xưa giờ sống đời lặng lẽ, anh phải lấy đầu gối làm bàn chân để
đi hết cuộc đời còn lại, thiên hạ mang giày mủi giày đi tới, anh mang giày
mủi giày hướng ngược về sau (2) như đếm từng bước chân anh trên những
chặn đường anh đã đi qua nghiệt ngã và khốn khó.
Khi
các quán cafe đóng cửa, cũng là lúc anh lái chiếc xe lắc tay về nhà với vợ con
mổi ngày 2 bữa cháo rau, nhà anh là túp lều bên cạnh đường rày xe lữa, những
ngày hè nóng như than hồng, mùa mưa về tựa như ở ngoài sân, luôn ngập trong
những cơn hồng thũy của cơn mưa chiều Sàigòn, nhưng trên môi anh luôn nở một nụ
cười, mắt anh vẫn sáng như mong đợi ngày mai, để đời còn xanh tươi trong nắng
mới.
Anh,
Trần Đức Bình, người lính vẫn còn đây, người lính sống hùng, sống mạnh và sống
kiên trì trong nghiệt ngã.
Mọi
chi tiết thăm hỏi cũng như giúp đỡ xin liên với anh TPB Trần Đức Bình
Hs Trần Đức Bình.
Số quân: 75/110246
Đơn vị : ĐĐ3. TĐ1 TQLC. KBC : 3333.
Tiểu Đoàn Trưởng : Nguyễn Đăng Hòa.
Tiểu Đoàn Phó : Bùi Bồn.
Đại Đội Trưởng : Vàng Huy Liều.
Đại Đội Trưởng : Vàng Huy Liều.
Bị thương ngày 13/9/1972 tại Cổ Thành Quảng Trị.
Cấp độ tàn phế: Cụt 2 chân
Địa chỉ :436/59/73 Cách Mạng Tháng 8.
Địa chỉ :436/59/73 Cách Mạng Tháng 8.
Ph 11. Quận 3 SàiGòn.
Số điện thoại : 0937914736.
Số điện thoại : 0937914736.
Kính chúc quý vị luôn dồi dào sức khoẻ và bình an.
Kính bút,
Trần Văn An
Fremont, CA U.S.A
tranvanan572@yahoo.com
http://nguoilinhvanconday.blogspot.com
Chú thích:
(1) Lời của bài thơ Người Thương Binh, thơ Thái Tú Hạp.
(2) Vì chiếc giầy có cái gót vãi, nếu anh cột chiếc giày vào chân anh thì gót vãi sẽ làm chân anh đau, vì vậy anh phải cột mủi giày ngược về phía sau để gót vãi ôm trọn đầu gối của anh.
(1) Lời của bài thơ Người Thương Binh, thơ Thái Tú Hạp.
(2) Vì chiếc giầy có cái gót vãi, nếu anh cột chiếc giày vào chân anh thì gót vãi sẽ làm chân anh đau, vì vậy anh phải cột mủi giày ngược về phía sau để gót vãi ôm trọn đầu gối của anh.
No comments:
Post a Comment