Monday, April 28, 2014


April 26 via YouTube


·         


   Bấm link bên dưới để xem video clip.
Tháng 4/2014: Sài Gòn tưởng niệm Tướng Nguyễn Khoa Nam.
Hunh Công Thun:  Chúng tôi những quân nhân QLVNCH của 40 năm trước cùng với thế hệ hậu duệ đã cùng nhau trân trọng làm lễ tưởng niệm trước di cốt Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam người anh cả Tư lệnh Quân Đoàn IV, Quân khu 4, người đã tuẩn tiết ngày 1 tháng 5 sau khi lệnh buông súng đầu hàng được ban ra vào trưa ngày 30/4/1975.

Là một quân nhân sống trong trại độc thân trong một đơn vị tại Cần Thơ. Tôi còn nhớ tối 30/4/75 Tướng Lê Văn Hưng (Tư lệnh phó) tự sát được gia đình đưa về quê an táng (nghe nói hình như là Bạc Liêu?). Sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975 Tôi có mặt trong đơn vị để chờ phía bên kia đến bàn giao theo lệnh cấp trên, sáng hôm đó Hạ sĩ nhất Từ Văn Khá, vào đơn vị cho biết khi đi ngang nghĩa trang quân đội Cần Thơ thấy đang an táng ai đó. Nghĩa trang quân đội Cần Thơ nằm trong con lộ 19, ngang xéo nhà Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, đầu đường là đơn vị chung sự, khi đến nơi mới biết là Tướng Nguyễn Khoa Nam Tư lệnh Quân Đoàn vừa tuẩn tiết lúc sáng sớm ngày 1/5/1975.

Thời gian vật đổi sao dời, mãi đến gần đây nghe tin di cốt của Tướng Nguyễn Khoa Nam được gởi trong một ngôi chùa ở Sài Gòn, chúng tôi tìm đến thì thấy là đúng. Cuối cùng chúng tôi những người lính thất lạc hàng ngũ đã gặp được di cốt của người sau gần 40 năm bặt tin.

Nhân những ngày cuối tháng 4 năm nay, năm 2014, với sự cố gắng chúng tôi những cựu quân nhân QLVNCH đã thực hiện một buổi lễ tưởng niệm Tư Lệnh Nguyễn Khoa Nam trước di cốt của người tại Sài Gòn trong không khí trang nghiêm và thân tình. Anh em chúng tôi mặc sắc phục đại diện tất cả các binh chủng kể cả binh chủng nữ quân nhân…

Đặc biệt trong buổi tưởng niệm có sự góp mặt của “người tù thế kỷ” cựu Đại úy Nguyễn Hữu Cầu (SQ khóa 4/68 Thủ Đức) sau 37 năm tù đày vừa mới được nhà cầm quyền CS trả tự do vào cuối tháng trước, tháng 3 năm 2014. Và đặc biệt có sự góp mặt của “Nhạc sĩ đường phố” Tạ Trí Hải với bản chiêu hồn tử sĩ…

Sự thật trần trụi kinh hoàng của Đảng CS TQ đối với nhân dân VN...Tại sao Đảng CSVN lại che giấu những tội ác của Trung Cộng?

LTVA:  Tác giả không để lại tên trong bài vết, chỉ vỏn vẹn một mật mã:  NF3.86
Nguồn facebook của một người có nick name Trâu Điên:

TVA xin phép 2 vị có nick name (Trâu Điên và NF3.86) được đăng lại bài nầy trên blog của TVA.  Trân trọng cám ơn 2 vị.

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=251263898410335&set=a.146331475570245.1073741829.100005801790992&type=1&theater

Sự thật trần trụi kinh hoàng của Đảng CS TQ đối với nhân dân VN...
Một số Hải Âu, và NF3.86 đồng chứng kiến bi kịch khiếp đảm, rùng rợn cả người, cho đến mấy mươi năm sau hình ảnh thi thể của những nữ tù binh Việt Nam vẫn còn ám ảnh tâm trí họ. Họ không thể nào quên:
 Ngày 4/12/1987, D514, thuộc F199, có nhiệm vụ bảo vệ căn cứ bệnh xá Tập đoàn 25 Trung Quốc. Theo kế hoạch của bộ chỉ huy chiến trường. Di chuyển toàn bộ thương binh Trung Quốc ra khỏi vùng nóng, còn thương binh Việt Nam sẽ được di chuyển cuối cùng. Thực tế trong cuộc tháo chạy, họ đối xử phân biệt thương binh, đưa đến tình trạng mất kiểm soát căn cứ. Trong cơn binh biến hỗn tạp, binh lính D514 nổi cơn thèm khác dục tính, thi nhau hãm hiếp nữ tù binh cho đến chết và sau đó thủ tiêu thi thể. Họ đã chết trong đau đớn và tủi nhục mà không một ai biết đến, thương tổn lớn cho nữ tù binh Việt Nam. Khủng khiếp hơn nữa, nữ tù binh Việt Nam đã bị bọn giặc dã man Trung Quốc cắt lấy bộ ngực, bộ ngũ tạn và đôi bắp đùi chân tay để ăn thịt.
Bi kịch dã man này đã diễn ra từ lúc Đặng Tiểu Bình mở cuộc chiến xâm lấn Viết Nam vào ngày 17/2/1979 và kéo dài cho đến cho năm 1989. Không biết đã có bao nhiêu nữ tù binh Việt Nam rơi vào hoàn cảnh bị hãm hiếp và mất tích. Điều này, hai đảng CS Việt Nam và Trung Quốc đã bí mật ém nhẹm, không hề một có tư liệu hay hồi ký nào xuất hiện ghi lại cuộc tàn sát những nữ thương binh này tại biên giới Lão Sơn, Lào Cai, Việt Nam. Người ta chỉ được biết qua truyền khẩu.

Những hình ảnh do chính quân đội Trung Quốc chụp lại cho thấy họ ung dung hành động theo bản năng thú tính tàn ác. Hình ảnh những nữ tù binh Việt Nam đã bị hãm hiếp tập thể cho đến kiệt sức, thân thể trần trụi, cho thấy sự ô nhục thảm khốc, xúc phạm đến nhân phẩm của người nữ tù binh Việt Nam. Những người lính Trung Quốc tàn nhẫn quá đáng, sau khi thỏa mãn dục vọng, họ cắt luôn những bộ phận nhạy cảm nhất trên người phụ nữ, khi chết thân thể nữ tù binh Việt Nam không còn nguyên vẹn.


Không có nỗi nhục nào hơn nỗi nhục trên đất Việt quê hương của mình, chính mình bị làm tù binh chiến tranh dưới tay quân đội Trung Quốc. Họ xem nữ tù binh Việt Nam như một món vật mua vui sinh lý. Những ca hãm hiếp, chôn vùi thi thể nữ tù binh không chỉ xảy ra một lần. Những cấp chỉ huy Trung Quốc vờ không biết, và ém nhẹm nội vụ nữ tù binh Việt Nam bị chôn vùi dưới lòng đất lạnh, mộ phần vĩnh viễn vô danh. Hãi hùng hơn nữa, đảng CS Việt Nam không hề lên tiếng và bày tỏ tri ân và thương tiếc người lính xấu số đã hy sinh mạng sống trên chiến trường! Quả thật vô cùng bất hạnh khi con người sinh rồi mất tích không ai biết xác chôn nơi nào để người thân cầu siêu.

Trên chiến trường, cả hai bên Việt Nam-Trung Quốc đều có tù binh. Phía Việt Nam luôn luôn ưu đãi các tù binh chiến tranh Trung Quốc. Trái lại tù binh Việt Nam, nhất là nữ tù binh, đã bị Trung Quốc đối xử tàn nhẫn, xem đây một thứ rác phế thải không tái chế. Trung Quốc chưa bao giờ tôn trọng theo lời cam kết "không hành động tàn bạo hay gây sốc đối với tù binh nữ giới". Những ai có đến hiện trường tìm hiểu và chứng thực quân đội Trung Quốc vô nhân đạo, đối xử với nữ tù binh rất tàn ác. Cộng sản Trung Quốc dàn cảnh chụp hình những nữ tu bình Việt Nam ở trong trại giam được đối xử tử tế, nhưng người biết chuyện thấy rõ đây chỉ là trò trình diễn nhân đạo có tính toán chính trị.

Trên hành trình di chuyển đến điểm núi 255, trong tôi có lắm suy nghĩ cuồng kháng, muốn hét lên một tiếng thật lớn để phá tan những uất hận cho những oan hồn của những nữ tù binh bị hãm hiếp đến chết. Tiếng kêu uất nghẹn, không thành lời. Tôi vẫn chưa hình dung được một phóng sự nào nói về nữ tù binh Việt Nam, mà tôi đã gặp trên đường đi. Hình ảnh những tử thi của nữ tù binh vẫn còn dán cứng vào mắt, trong tim, càng suy nghĩ nhiều càng rối rắm không đầu đuôi sự kiện, cứ thế theo bước chân hối hả. Đi không được bao lâu lại thấy trước giao thông hào một thi thể trần trụi, nằm dài trên mặt đất, không có một thứ gì trên người, xem ra những thi thể vô danh tiếp tục xuất hiện.

Tại sao Đảng CSVN lại che giấu những tội ác của Trung Cộng?


Tại mặt trận biên giới Tây Bắc Việt Nam từ 1979-1987, đảng CS Việt Nam biết rõ những sự kiện này, nhưng đã im lặng, giấu nhẹm không hề công bố về số phận của những nữ tù binh bị hãm hiếp, quằn quại trên chiến trường, đối mặt với những tên lính vô cảm của Trung Quốc.

Ngoài ra, quân đội Trung Quốc đã từng vấy máu tanh, tấn công bệnh xá của Việt Nam, cướp đi những nữ thương binh và cả nữ y tá, chỉ để làm một việc bất nhân hãm hiếp, rồi sau đó thủ tiêu. Quân đội Trung Quốc không thua gì thảo khấu, cực kỳ tàn nhẫn.
Chúng tôi tiếp tục lên đường, từ xa, ở phía trước lưng núi 221, đã có tiếng cầu cứu quen thuộc "Cứu tôi, cứu tôi", bằng ngôn ngữ Việt, dù biết kêu vô vọng bởi không còn ngôn ngữ nào khác, âm ngữ của mẹ Việt bao dung, làm động cơ thôi thúc thành lời, đang vang động trời đất bao la. Tiếng kêu vào không trung tuyệt vọng, hay tiếng kêu cứu trong hy vọng mong manh.

Phát hiện trong tiếng "Cứu tôi, cứu tôi" có âm lượng thân thương, từ xa đã rót vào tai, phản ứng tự nhiên tay làm hiệu nhờ những Hải Âu tiến đến điểm có tiếng âm thanh người Việt Nam.
Không sai người nữ chiến binh rơi vào tay lực lượng quỉ râu xanh Trung Quốc, lúc chạm mặt, bọn chúng cả thảy nửa Tiểu đội lật bật mặc quần, và chạy xuống núi, chỉ còn lại một tên Hán vẫn lõa lồ chưa kịp mặt quần, đang gọi điện báo, riêng nữ tù binh Việt Nam thân thể xòa dài dưới đất, thân lết bết khó nhọc, tay túm lấy chiếc váy để che hạ thể, do bệnh xá cấp, ể oải ngồi dậy với tư thế sợ hãi.
Tôi hỏi bằng ngôn ngữ mẹ đẻ thân yêu:

– Em, thể nào, cho anh biết, vì cớ nào lại có mặt ở đây?

Trên khuôn mặt của cô ta, có cả hai nét mặt, vừa mừng, vừa sợ, cô nói:

– Em muốn biết quý anh là ai ?

– Em đừng sợ, ở đây không tiện tỏ hết lời. Em tự nhiên theo các anh thì may ra sống.

Tôi ra hiệu, nhờ Hải Âu trừng trị tên Hán, không ngờ Hải Âu rút súng ra chuẩn bị bắn, tôi ngăn cản lại kéo Hải Âu ra xa nói nhỏ:

– Anh phải lấy thẻ số quân, tên tuổi, đơn vị, rồi tặng cho y vài cú đạp mạnh, sau đó cài một quả lựu đạn cho nổ máy điện đàm, tiếp theo bắng dưới chân để y chạy thoát, cho y sống sau này sẽ làm nhân chứng tội ác chiến tranh, những tên khả ố này phải treo tội ác lơ lửng trên đầu, không thể tha thức để chúng nó ung dung sống trong trạng thái bình an ngoài vòng pháp luật. Hải Âu có đồng ý phương thức giải quyết này không?

– Vâng, thưa anh, thượng sách, tôi thực hiện theo ý của anh.

Giải quyết nhanh tay, tên Hán chạy mất dạng, chúng tôi lên đường, nói:

– Mời cô em, cùng đi với chúng tôi.

– Thưa, em không thể đi được vì bên hông trái trúng thương nặng, và bị 6 thằng lính Trung Quốc hãm hiếp hơn 3 giờ liền, em không còn sức để đứng lên, các anh cứ đi, em chết ở đây cũng toại nguyện lắm rồi, và tạc dạ nhớ ơn của quý anh cứu sống, em xin cúi đầu bái tạ ân nhân cứu mạnh, đa tạ quý anh.

Cô ấy vái lạy như tế sao, như người lên "đồng cô" tại Điện Hòn Chén, đối diện lăng Vua Minh Mang, Huế. Vội vã đỡ cô ấy, nói:

– Chúng tôi xin cô đừng xá nữa.

Cùng lúc tôi nhờ những Hải Âu thi nhau cõng cô ấy, với sức nặng 50 ký ngoài, không là bao, tuy nhiên đi đường xa có vấn đề, trên đường đi nhân tiện hỏi về thân thế và sự nghiệp của cô ấy:

– Em có thể cho biết quý danh để tiện mồm được không?

– Dạ, em tên Trần Thị M…..thuộc đơn vị E81, F365, QK2. Quân hàm Thiếu úy, bị thương đêm 28/11/1987, sáng 29/11/1987, em bị lính Trung Quốc bắt làm tù binh. Quê quán thị xã Lào Cai, địa chỉ số: 74, đường..........

Đã đi được 1 giờ đường, tôi nhờ Hải Âu DF-1, F138 tiếp sức cõng cô M.....1 giờ nữa đến căn cứ 255 của Sư đoàn 138 thuộc Quân đoàn 46 Trung Quốc. Thấy cô M.....ngủ say, vô tư trên lưng của Hải Âu, có dáng mệt mỏi. Tôi đề nghị Hải Âu:

– Nhờ anh Hải Âu DF-1, F138 đưa cô này đến bệnh xá Quân đoàn 46 để điều trị, khai báo theo thủ tục tù binh, tùy anh ứng biến.

– Vâng, tôi hiểu phải làm thủ tục như thế nào rồi.

– Cũng nhờ anh thường xuyên đến bệnh xá thăm cô ấy, sau đó anh liên lạc với bệnh xá hỏi họ sẽ đưa cô này đến trại tù binh nào, nhớ anh cho tôi biết địa chỉ để đến thăm cô ấy nhé.

– Vâng, đúng thế phải làm thủ tục nhập trại tù binh, theo qui chế chiến tranh.

Cô M....vừa tĩnh dậy hỏi:

– Thưa, quý anh đã đến nơi chưa?

– Chỉ còn 5 phút nữa là chúng ta chia tay, anh Hải Âu DF-1, F138 đưa cô đến bệnh xá Quân đoàn 46, còn chúng tôi tiếp tục hành trình, sau khi cô ổn định thủ thục tù binh, tôi đến trại thăm cô và những anh em tù binh đồng hương.

Đến đây chúng tôi và cô M..... tạm biệt đi hai hướng, cô M....hỏi:

– Thế thì anh tên gì để báo ân?

– Không tiện sẽ có ngày gặp lại, chào tạm biệt cô M.....

Trên đường đi tôi suy nghĩ nhiều về thân phận làm người phụ nữ Việt Nam quá gian nan, phải tiếp nhận những ngỡ ngàn trong chiến tranh phức tạp. Nhờ tiếp cận mới nhận diện bộ mặt thật của đảng CS Việt Nam và Trung Quốc, nay đã hiện rõ về họ. Chính họ am tường những tội phạm chiến tranh, biết những trường hợp hãm hiếp nữ tù binh, thế nhưng vẫn làm ngơ không can thiệp, trái lại còn khuyết khích đối xử tồi bại hơn, xâm phạm tiết hạnh của nữ tù binh, hai đảng CS không hề có cảm giác xấu hổ đối với hai dân tộc, cho đến nay hồ sơ hãm hiếp tù binh vẫn bí mật khép kín.

Rõ ràng đảng CS Việt Nam đã đồng lõa trong nội vụ này, và không lên tiếng phản kháng Trung Quốc về sự kiện nữ tù binh Việt Nam bị hãm hiếp. Đảng CS Việt Nam đã để lộ "lề thói" chư hầu, coi như đã hết thuốc chữa trị. Họ sống ung dung, vô trách nhiệm trước dân tộc Việt Nam. Hy vọng một ngày, sự kiện về nữ tù binh Việt Nam được bạch hoá, về mọi hành vi dã man, kinh tởm sẽ có lúc hiển thị, thay lương tâm nhân loại, công bố cáo bạch.

Người nữ tù binh Việt Nam còn phải chịu đựng quá nhiều nghịch cảnh bi thương khác, như trường hợp nữ tù binh bị hãm hiếp mang thai, giam hãm nơi bệnh xá bí mật, họ bị đem ra trừng phạt bằng phẫu thuật cắt bỏ tứ chi, chôn sống và ức bách. Có những trường hợp bị tiêm thuốc tuyệt tiêu khả năng sinh đẻ! Tại chiến trường Lão Sơn, CS Trung Quốc đã có sẵn kế hoạch bẩn thỉu vừa hãm hiếp tập thể vừa trừng phạt. Có một số nữ tù binh Việt Nam sống không bằng chết, đành quyên sinh để đổi lấy trinh tiết.

Cảnh tượng hãm hiếp không đơn lẻ nhưng được thi hành rộng rãi tại chiến trường Lão Sơn. Trong cuộc chiến biên giới Việt –Trung, cả hai đảng đều có cùng một mẫu số hèn hạ, tạo ra quá nhiều bạo lực, và phủ nhận hành vi tội ác trước hai dân tộc Việt-Hán.

Vẫn chưa hết, nữ từ binh Việt Nam gặp phải trăm ngàn hung thủ gian ác Hán bao quanh, chúng muốn sự thống khổ của người phụ nữ Việt Nam kéo dài lê thê suốt cuộc đời bằng những sĩ nhục về tinh thần lẫn thể xác. CS Trung Quốc không những làm ngơ mà lại khuyến khích cho phép binh sĩ chà đạp thân thể của người phụ nữ Việt Nam. Họ Đặng là thủ phạm nhưng không ai có thể quy trách nhiệm lên nhà tổ chức chiến tranh họ Đặng này. Đúng là một bè lũ ký sinh hoại loạn. Họ dùng 107 nữ tù binh Việt Nam làm trò giải trí vài lần hãm hiếp tập thể để phục vụ chiến trường.



Thursday, April 24, 2014

Người Tù Chính Trị Nguyễn Hữu Cầu Đã Được Trả Tự Do — Chúng Ta Cần Giúp Đỡ Người Chiến sĩ Anh Hùng và Nạn Nhân Lịch Sử Này

Người Tù Chính Trị Nguyễn Hữu Cầu Đã Được Trả Tự Do — Chúng Ta Cần Giúp Đỡ Người Chiến sĩ Anh Hùng và Nạn Nhân Lịch Sử Này

Người Tù Chính Trị Nguyễn Hữu Cầu Đã Được Trả Tự Do  
TIN TỔNG HỢP

https://www.youtube.com/watch?v=J6szQseU7Rc
Nguyễn Hữu Cầu “Người Tù Thế Kỷ, Lương Tâm của Nhân Loại”
2014 MAR 23 NguyenHuuCau.300

https://www.youtube.com/watch?v=M2gs6xa4AmY
Ông Nguyễn Hữu Cầu lên tiếng sau khi về nhà


Chúng Ta Cần Giúp Đỡ Người Chiến sĩ Anh Hùng và Nạn Nhân Lịch Sử Này
Thưa Quý Vị, Quý Bạn:
  1. Trước hết chúng tôi xin cảm ơn Ô. Chủ Tịch Đoàn Hữu Định, Anh Nguyễn Kim Hùng của Cộng Đồng Washington DC, Maryland, Virginia đã nhanh chóng liên lạc và cho biết địa chỉ của gia đình Cựu Tù Nhân Chính Trị [CTNCT] Đại Úy Nguyễn Hữu Cầu.
  2. Chúng ta sẽ tìm mọi cách đóng góp giúp Anh Nguyễn Hữu Câu thêm phương tiện chữa chạy các bệnh nan y và cùng lúc giúp Anh hội nhập đời sống xã hội sau gần 32 năm tù đày [không kể giai đoạn "cải tạo" cũng khoảng 5 năm trước đó].
  3. Yêu cầu Anh Lê K. Hiển, TTK/Thủ Quỹ Cơ Sở Việt Thức sớm liên lạc và gửi biếu trước 500 Mỹ kim qua thân nhân Anh Nguyễn Hữu Cầu, và theo dõi để trợ giúp Anh thêm, theo khả năng của Việt Thức.  Đây là  ưu tiên quan trọng mà Cơ Sở Việt Thức chúng ta cần dành mọi nỗ lực và tâm tình để chăm sóc và cảm ơn Anh ấy.  Nếu có khó khăn gì, mong Anh Hiển cho tôi và HĐQT/HĐ Cố Vấn chúng ta biết ngay.  Anh Hiển nhớ cố gắng dành cho gia đình Anh Nguyễn Hữu Cầu sữ tận tâm và thủ tục gửi/nhận tiền nhanh chóng, dễ dàng nhất.  Xin đa tạ.
  4. Thưa Anh Trần Việt Long: căn cứ vào sáng kiến và hảo ý của Anh,  xin Anh đại diện tôi và Việt Thức mời quý thân hữu bạn bè Anh và cũng là quý độc giả đặc biệt của Việt Thức tùy nghi đóng góp [GỬI THẲNG TỚI ĐỊA CHỈ ĐÍNH HẬU] để giúp đỡ Anh Nguyễn Hữu Cầu về các nhu cầu khẩn cấp trong giai đoạn trị bệnh và hội nhập đời sống của người chiến sĩ anh hùng này.
  5. Diễn Đàn Việt Thức cũng sẽ tìm cách phổ biến thêm các chi tiết cần thiết để độc giả biết tới và trực tiếp giúp người chiến sĩ anh hùng và nạn nhân lịch sử này.  Mọi sự trợ giúp đích thực dành cho Anh Nguyễn Hữu Cầu đều đáng quý trọng.
Việt Thức và tôi xin trân trọng cảm tạ tất cả Quý Vị, Quý Bạn về mọi nghĩa cử ấm áp mà chúng ta có thể dành cho một người thân đã hy sinh thay cho chúng ta và cũng là người còn đó để nhắc nhở chúng ta về sứ mạng tiếp nối chăm sóc cho dân tộc chúng ta còn điêu linh trong nước.
Con đường Anh Nguyễn Hữu Cầu từ nay đi sẽ có tấm lòng và sự kính trọng của chúng ta bên cạnh Anh.
Trân trọng, Lưu Nguyễn Đạt

Wednesday, April 23, 2014

Người Lính Vẫn Còn Đây-Người Lính Sư Đoàn 25 Bộ Binh Đi Ăn Xin Cụt HaiTay và Mù Hai Mắt


Thủ Thừa là một huyện thuộc tỉnh Long An, cách thành phố Tân An 10 cây số về hưng bắc và cách Sàigòn 45 cây số đường chim bay.  Mật độ dân số trung bình 290 người sinh sống trên một cây số vuông.  Thủ Thừa có diện tích khoảng .3 cây số vuông, conversion base:  1 ha =0.01km2 (theo wikipedia.org).  Một diện tích nhỏ như thế nầy cũng đủ để hành xác người Thương Phế Binh VNCH già mù hai mắt cụt hai tay lê la  trên đôi chân đầy thương tích để kiếm sống mà người ta thường gọi là người ăn xin hoặc miệt thị hơn là gả ăn mày qua lớp áo bần hàn.

Người ăn xin có nhiều hạng người kể cả giả tạo theo sự điều khiển của băng đảng tội ác.  Có người không còn cách nào để làm kiếm sống nên đành đi xin ăn.  Nhưng lại có người ăn xin mà suốt đời TVA phải mang ơn, mang nợ mà không bao giờ trả được.  TVA phải kính trọng và gọi bằng ANH, vì anh đã đổ xương máu, hy sinh một phần thân thể để TVA và gia đình được sống.

Hằng ngày, người dân Thủ Thừa đã quen với hình ảnh hai chị em dắt dìu nhau trên đường vừa đi vừa hát, trước là làm vui thiên hạ sau xin ăn từ những tấm lòng hảo tâm quanh vùng Thủ Thừa.  Hành trang theo anh hằng ngày kiếm sống bằng lời ca tiếng hát là một cái lon được cột với nhiều sợi dây, cái chai đựng nước uống cẫn thận đặt bên trong cái lon cũng được cột bao nhiêu là sợi dây và đeo lên cổ.  Cột như vậy cho chắc ăn phải không anh Tình? Vì nó là tài sản qúy giá nhất mà anh có được.  Anh đội một cái nón cũ cũng rách nát như mảnh đời tan nát của anh sau ngày tàn cuộc chiến.  Cái nón cũng được cột dây thật chặt vào chiếc lon quý giá của anh.  Một chiếc áo thun và một cái quần đùi đen bao bọc thân thể  anh gầy còm để lộ ra những vết thương còn hằn sâu vào da thịt sậm màu tê tái với gương mặt gầy hốc nhưng vẫn giữ được nét đẹp trai thời trai trẻ.  Anh ngày xưa chắc hẳn là đẹp trai lắm lúc còn ôm "EM 16" ngạo nghễ trong bộ đồ trận. 


Nhà anh ở tận trong cùng của con đường nhỏ, nhà chỉ có hai chị em.  Nhà vách gạch, mái tranh dột nát, được chùa che lại mái tone và lót gạch cho hai chị em của anh có chổ trú mưa nắng.
Chị ruột của anh Lê Hữu Tình.
Theo một bài viết của một độc giả từng đến thăm anh TPB Lê Hữu Tình viết trên trang nhà.  Bài viết về anh Lê Hữu Tình.
Anh tình nguyện vào quân ngũ, Tiểu Đoàn 3, Sư Đoàn 25 Bộ Binh, lúc đó  ba của anh là trung tá trung đoàn trưởng của sư đoàn 25 nhưng anh lại tình nguyện vào một tiểu đoàn không dưới quyền chỉ huy của ba anh.

Dnh thân phụ của anh Lê Hữu Tình, nguyên Đại Tá tỉnh trưởng tỉnh Bến Tre đến năm 1975 và qua đời trong một trại tập trung cải tạo ngoài Bắc Việt.  Xuất thân TQGVBĐL K9.

Năm 1969 trong một trận chiến anh bị đối phương quăng chất nổ (beta) nổ gần bên, vì sức ép quá mạnh nên hai con mắt của anh đã văng ra ngoài và cắt lià hai cánh tay (beta không có miểng nhưng cái vỏ bằng thiết đã văng trúng hai cánh tay), anh trở thành phế nhân từ đó.

Anh là Trung Sĩ Lê Hữu Tình, người lính sống hùng, sống mạnh và sống kiền trì trong nghiệt ngã.

Mọi chi tiết giúp đỡ và thăm hỏi, xin liên lạc với anh TPB Lê Hữu Tình.

Anh TPB:  Lê Hữu Tình
Sinh năm 1948
Số Quân:  68/103.170
Hạ Sĩ Quan:  Đồng Đế Nha Trang, khoá 46.
Cấp bậc:  Trung Sĩ, TĐ3, Trung Đoàn 46, Sư Đoàn 25 Bộ Binh.
Bị thương ngày:  12/6/1969, tại xã Phước Tuy, tỉnh Long An.
Cấp độ tàn phế:  Mù 2 mắt, cụt 2 tay và thương tích đầy 2 chân.


Địa chỉ:  Số 84, Tổ 8, khu phố 1A, thị trấn Cần Dước, Long An. 
T
ình trạng gia đình:  Không vợ, sống với chị ruột không chồng trên 70 tuổi, hiện người chị bị liệt 1 chân nên không dẫn được người em đi ăn xin tại chợ Cần Đước. 
Tel chị Huệ: 016 3303 0340.

Kính chào quý vị.  Kính chúc quý vị và bửu quyến luôn dồi dào sức khoẻ và bình an.

Kính bút,

Trần Văn An
tranvanan572@yahoo.com
Fremont, CA U.S.A
http://nguoilinhvanconday.blogspot.com

------------------------------

Bài viết về anh Lê Hữu Tình.

http://taberd75.com/TPB/HTF/ngpkq/ngpkq.htm
Những giây phút gặp gỡ khó quên. (1)
(place mouse on the underlined word to display picture)

Lê Hữu Tình:
Tôi biết anh Tình được hơn một năm nay, anh bị mù hai mắt và cụt hai tay, nhưng anh có hai cánh tay rất lạ , kỳ này anh đã nhận được quà do tôi nhờ các anh TPB quen đi giao trước. Khi các anh TPB đi giao quà xong, tôi có hỏi thăm hoàn cảnh và được biết anh Tình đang sống trong tình cảnh rất khó khăn.

Trong thâm tâm tôi mỗi khi giúp các anh TPB lúc nào cũng nhớ đến anh này và mong có dịp được thăm anh, nhân chuyến đi thăm các anh TPB vùng Biên Hòa và Thủ Đức, sau khi gặp xong tất cả các anh trong danh sách, thấy còn sớm nên tôi nhờ anh bạn TPB chở xuống Cần Đước luôn, đường tuy không xa lắm nhưng vì đi trên chiếc xe honda ba bánh biến cải lại cho người tàn tật nên không chạy lẹ được (ngồi trên xe này có cãm giác như lúc nào cũng ủi vô lề vì máy xe chỉ kéo có một bánh và chạy chậm hay lẹ gì nó cũng run lắc như lắc twist).

Sau gần hai giờ thì cũng đến nơi, nhà anh ở tận trong cùng của con đường nhỏ, nhà chỉ có haichị em ở, năm nay anh khoãng 70 tuổi sống với người chị chưa từng lập gia đình, sau gần một giờ nói chuyện tôi mới biết anh gia nhập sư đoàn 25 bộ binh năm 1961 (1963 *)và một điều đặc biệt là lúc đó ba của anh là trung tá trung đoàn trưởng của sư đoàn 25 nhưng anh lại tình nguyện vào một tiểu đoàn không dưới quyền chỉ huy của ba anh, tới năm 1969 trong một trận chiến anh bị đối phương quăng chất nổ (beta) nổ gần bên, vì sức ép quá gần nên hai con mắt của anh đã văng ra ngoài và cắt lià hai cánh tay (beta không có miểng nhưng cái vỏ bằng thiết đã văng trúng hai cánh tay), anh trở thành phế nhân từ đó.

Đến năm 1975 thì ba của anh là đại tá tỉnh trưởng tỉnh Bến Tre, và đã mất trong lúc đi cãi tạo ngoài bắc vài năm sau đó, gia đình anh thì bị đuổi lên vùnh kinh tế mới, mẹ anh cũng mất vài năm sau đó. Sau một thời gian hai chị em trở về quê ngoại ở Cần Đước sống, hằng ngày chị dẩn em ra chợ, vừa đi anh vừa hát (lúc trẻ anh đàn ca rất hay như lời chị Huệ kể) để ăn xin (thời đó chưa có phong trào bán vé số) và chị em đã sống như vậy mấy chục năm nay. Dù có chương trình giúp người thương binh của các hội đoàn bên nước ngoài gần chục năm nay nhưng vì sống trong vùng quê anh cũng không biết mà xin.

Căn nhà anh ở nền đất và mái tranh thì đã quá cũ nên mỗi khi trời mưa thì bị dột từ trước ra sau, mấy tháng trước bên chùa thấy tội nên có lộp lại mái ton mới và lót gạch cho anh. Anh chị nói mấy năm gần đây có nhận được sự giúp đở qua các anh TPB trao lại nhưng hôm nay rất vui vì có người xuống tận đây thăm, suốt buổi nói chuyện anh lúc nào cũng cười thật tươi.

Hiện nay vì lớn tuổi và xương sống bị rút không đứng thẳng lưng được nên chị không dẩn anh đi ra chợ được nửa, phần anh thì cũng không còn hơi để hát như xưa, hai chị em sống chỉ nhờ tình thương lối xốm và xứ ngoài.


(1) Tác giả:  Một độc giả đã viết, bài viết không phải của TVA.
(*) Theo tin cập nhật từ ông Master Hiệp Bùi.  TVA sẽ tin cho tác giả biết.

Thursday, April 17, 2014

Ngày Tri Ân Thương phế binh VNCH: 28.04.2014

 
Ngày Tri Ân Thương phế binh VNCH: 28.04.2014
                                                                   VRNs - 14-04-2014


 
VRNs (14.04.2014) – Sài Gòn – Ngày tri ân quý ông thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa sẽ được tổ chức sáng ngày 28.04.2014 tại đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 38 Kỳ Đồng, quận 3,Sài Gòn.
Hôm qua, trong các thánh lễ của ngày Chúa nhật tại DCCT Sài Gòn, những người tham dự thánh lễ được nghe thông báo: “Nhân dịp kết thúc Mùa Chay và đón mừng Đại lễ Chúa Giêsu Phục Sinh, giáo xứ Đức mẹ Hằng Cứu Giúp có tổ chức chương trình Tri ân quý ông thương phế binh.
Chương trình sẽ tổ chức vào sáng thứ hai, ngày 28 tháng 4 năm 2014, tại phòng Hiệp Nhất lớn của giáo xứ. Chương trình gồm có giao lưu chia sẻ tâm tình, cùng ăn chung với nhau một bữa cơm trưa, và đón nhận một món quà "nho nhỏ" – Cha Giuse Hồ Đác Tâm, chánh xứ đã cho biết như vậy.
Ban tổ chức cho biết: Quý ông thương phế binh muốn tham gia ngày tri ân có thể ghi danh trực tiếp tại Văn phòng giáo xứ hoặc Phòng công lý & hòa bình, hoặc ghi danh online qua hình thức gởi email về ngay trian@gmail.com.
Nội dung ghi danh cần có:
- Học và tên, năm sinh
- Ngày nhập ngũ, Số quân, Binh chủng
- Ngày bị thương
- Bản sao một trong các giấy chứng nhận tư cách quân nhân hoặc thương phế binh
- Số KBC sau cùng
- Địa chỉ và số điện thoại hiện hành.
Thời hạn ghi danh từ 15 – 22 tháng 4 năm 2014.
Theo Ban tổ chức, đây là hoạt động hướng về những người bị xã hội bỏ rơi gần 40 năm qua, và cũng là lúc đúc kết những tiết kiệm chi tiêu trong Mùa Chay, nên Ban tổ chức nhận sự đóng góp tài chánh trực tiếp của mọi người ở mọi nơi trực tiếp qua Văn phòng cha chánh xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp hoặc qua email sẽ được hướng dẫn.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 
Thương Phế Binh ghi tên tham dự Ngày Tri Ân
VRNs (16.04.2014) – Sài Gòn – Như chúng tôi đã thông báo về Ngày Tri ân Thương phế binh VNCH tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn, hôm qua Văn phòng Công lý & Hòa bình thuộc DCCT Sài Gòn tại 38 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Sài Gòn rộn ràng hẳn lên vì ngay ngày đầu tiên đã có gần một trăm Thương phế binh tới ghi danh tham dự Ngày Tri ân, với đà này chắc chắn sẽ có rất đông thương phế binh đến tham dự.
Chia sẻ cùng anh chị em trong ban phục vụ Ngày Tri ân Thương phế binh VNCH chúng tôi vợ chồng chú Trần Quang Thanh là TPB cho biết vợ chồng chú rất mừng và rất hãnh diện khi sắp được tham gia sự kiện này, nhờ có sự kiện này mà anh em Thương phế binh được an ủi về mặt tinh thần khi mà đằng đẵng gần 40 năm trời họ đã phải sống trong tủi nhục là người lính bại trận, một phần thân thể bị mất đi và đặc biệt là những năm tháng qua họ bị sự ghẻ lạnh hắt hủi. Năm 2013 chú Thanh đã được tham dự một lần và lần này chú cũng sẽ tới để được gặp lại các đồng đội và chia sẻ cho nhau tâm tình thương mến của người lính VNCH, còn vợ chú Thanh cũng xin phép được đến để xin góp phần vào cùng ban phục vụ trong những việc có thể làm được như sắp xếp chỗ ngồi, dọn dẹp vệ sinh….
Các ông Thương phế binh hớn hở vui mừng vì đã có nơi tổ chức tri ân. Tuy rằng đây chỉ mới là ngày ghi danh tham dự nhưng nhờ đó mà các ông được gặp nhau, chia sẻ cho nhau những buồn vui trong năm qua, gặp nhau tay bắt mặt mừng. Những giây phút ngắn ngủi ấy cũng đủ để vơi đi những mệt nhọc mà các chú đã phải trải qua trong cuộc sống hàng ngày, và họ hy vọng ngày 28 tháng 4 sắp tới niềm vui của họ sẽ được nhân lên gấp bội khi mà có đông đủ Thương phế binh hơn.
Tiếp chuyện với phóng viên chúng tôi chị Phượng là người đang phụ trách công tác ghi danh cho biết, mới ngày đầu tiếp nhận mà đã có gần trăm người tới ghi danh tham dự, trong khi ban tổ chức chỉ mới thông báo trước đó một ngày. Mọi chuyện tổ chức đón tiếp và ghi danh diễn ra tốt đẹp.
Sau đây là một số hình ảnh diễn ra trong ngày đầu ghi danh:
140415-VNCH-2
140415-VNCH-3
 Anh Huỳnh Công Thuận đang thực hiện việc ghi danh cho TPB VNCH được tham dự Ngày Tri ân
140415-VNCH-4
Các ông TPB VNCH được đón tiếp và ghi danh tham dự Ngày Tri ân
Với tinh thần lá lành đùm lá rách, lá rách ít bọc lá rách nhiều, hy vọng những mảnh đời của người lính, những người anh Thương phế binh VNCH được an ủi phần nào bù đắp cho những vất vả cực nhọc mà các ông đã phải nếm trải trong suốt 40 năm qua.
140415-VNCH-5
Một nhóm quý ông TPB VNCH cùng chụp tấm hình lưu niệm
Kính chúc quý ông Thương phế binh VNCH được niềm vui và bình an trong cuộc sống.

Anthony Lê VRNs