Thursday, February 13, 2014

Năm 1989, Trung Quốc lần đầu tiên thừa nhân gởi 320.000 quân qua tham chiến ở Việt Nam trong năm 1965-1968

với thế giới rằng chiến thằng là kết quả của những nổ lực anh hùng của riêng họ »

►Năm 1989, Trung Quốc lần đầu tiên thừa nhân gởi 320.000 quân qua tham chiến ở Việt Nam trong năm 1965-1968 và viện trợ Hà Nội 20 tỷ đô la – Liên Xô viện trợ 11 tỷ đô la

Thế là đã rõ: Đảng CSVN không phải là lực lượng duy nhất có công lao chống Mỹ như lâu nay vẫn kể công. Đảng CSVN và Nhà Nước chỉ là bọn cõng rắn cắn gà nhà, là bọn mãi quốc cầu vinh; đảng CSVN đã mời TQ qua VN để chúng có cớ chiếm HS, TS, Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Móng Cái, Núi Lão Sơn… và nhiều đất đai biên giới phía bắc. 
Đảng đã mời 320.000 quân Trung Cộng và một số lượng không rõ lính Bắc Triều Tiên, và Liên Xô đến Miền Bắc trong thời gian 1964-1975 để cùng nhau chống Mỹ.
Đánh Điện Biên Phủ thì đảng CSVN cầu viện quân đội Trung Cộng qua đánh giúp. Quân đội Trung Cộng và các tướng lãnh La Quý Ba, Trần Canh, đã giúp đánh trận Điện Biên Phủ 1954.
Chiếm được Miền Bắc năm 1954 là nhờ Trung Quốc điều đình với Mỹ và Pháp qua Hiệp Định Geneve 20-7-1054
Qua đến cuộc Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975, Đảng CSVN và ông HCM lại cầu viện ngoại quốc qua giúp đỡ đánh chiếm Miền Nam. Lần này, có quân Trung Cộng, quân Liên Xô, và quân lính Bắc Triều Tiên. Trung Quốc viện trợ 20 tỷ Mỹ kim, Liên Xô viện trợ cho VN nhiều hơn TQ nhưng chưa bao giờ tiết lộ, gần đây chỉ nhắc đến 11,5 tỷ Mỹ kim (xem cuối bài).
Tóm lại: Với nhiều sự kiện lịch sử ngày càng nhiều và cho thấy rằng: Đảng CSVN không phải là lực lượng duy nhất chống Mỹ và đánh chiếm Miền Nam VN như lâu nay vẫn kể công nhằm mục đích giành quyền lãnh đạo Việt Nam vô thời hạn!
Mời các bạn đọc 3 bài báo dưới đây.

Nguồn: bài báo được lưu lại ở đây news.google.com
Tin Reuters
Nguồn ảnh: The Blade, Toledo, Ohio, Tuesday, May 16, 1989
HONG KONG (Reuters)
16 tháng 5, 1989 – Lần đầu tiên Trung Quốc thú nhận đã gửi hơn 300.000 lính chiến đến Việt Nam để chiến đấu chống lại lực lượng Mỹ và đồng minh Nam Việt Nam.
Hãng Thông tấn bán chính thức của Trung Quốc (China News Service) trong một bài báo cho biết Trung Quốc đã gởi 320.000 lính sang Việt Nam trong những năm 1960. Trung Quốc cũng đã chi trên 20 tỷ USD để viện trợ quân đội chính quy Bắc Việt của Hà Nội và các đơn vị quân du kích Việt Cộng. Bài báo trích “Lịch Sử Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” do Nhà Xuất bản Văn khố Nhà nước phát hành, cho biết có hơn 4.000 binh sĩ Trung Quốc đã thiệt mạng trong chiến tranh VN.
Cuộc chiến đã kết thúc khi xe tăng Bắc Việt ủi xập cổng tiến vào khuôn viên Dinh Độc Lập ở Sài Gòn vào ngày 30 Tháng Tư 1975.
Trong suốt cuộc chiến, Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc của Mỹ rằng binh sĩ của họ đang tham chiến tại Việt Nam.
Báo cáo của tình báo Mỹ vào lúc đó đã cho hay về các về đơn vị chiến đấu Mỹ đã thấy những binh sĩ trong quân phục và vũ trang của Trung Quốc cùng mang phù hiệu của Trung Quốc.
Trong 10 năm trực tiếp tham chiến, số quân Mỹ đã lên đến hơn 500.000. Các ước tính về số quân của các đơn vị quân đội Bắc Việt khác nhau, nhưng Hà Nội xác nhận trong suốt chiến tranh, quân Bắc Việt chỉ là quân tình nguyện đi giúp đỡ phong trào du kích của Việt Cộng ở miền Nam.
Các đơn vị của Nam Hàn, Australia và New Zealand đã chiến đấu bên cạnh lính Mỹ và Nam Việt, với sự hỗ trợ hậu cần của Thái Lan và Philippine.
Cả hai Tổng thống Lyndon Johnson và Richard Nixon đã hết sức thận trọng khi cho phép máy bay Mỹ ném bom quá gần biên giới Việt-Trung vì sợ đụng độ với Trung Quốc trên một mực độ lớn hơn.
Nhưng các nhóm quan tâm tìm kiếm tin tức về lính Mỹ mất tích trong chiến trường Đông Dương nói rằng có một số ít phi công Mỹ đã nhảy dù xuống lãnh thổ Trung Quốc sau khi máy bay của họ bị phòng không Việt Nam bắn rơi.
http://militaryhistorynow.com/2013/10/02/the-international-vietnam-war-the-other-world-powers-that-fought-in-south-east-asia/ 

Bắc Hàn thú nhận tham chiến tại Việt Nam

Caroline Gluck (BBC)
7 tháng 7, 2001 – Bắc Hàn lần đầu tiên đã chính thức thú nhận đã gửi các phi công máy bay chiến đấu tham chiến chống lại lực lượng của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
Báo giới nhà nước Bắc Hàn đưa tin, trích lời lãnh tụ của Bắc Hàn Kim Il Sung, nói với phi công tham chiến tại Việt Nam phải coi bầu trời Việt Nam như của chính họ.
Những bản tin này không nói có bao nhiêu phi công Bắc Hàn tham chiến tại Việt Nam. Bình Nhưỡng cũng đã gửi vũ khí, đạn dược và 2.000.000 bộ quân phục sang Việt Nam.
Quyết định tích cực hỗ trợ Cộng sản Bắc Việt đã được thực hiện trong năm 1965, và được Đảng Lao động Bắc Hàn chấp thuận trong một phiên họp vào năm sau, bản tin cho hay.
Nam Hàn cũng tham gia trong chiến tranh Việt Nam, mười năm sau cuộc chiến giữa hai miền Nam Bắc Đại Hàn, kéo dài ba năm và kết thúc trong một thỏa hiệp ngưng bắn nhưng không phải là một hòa ước vĩnh viễn.
Ý thức hệ gần nhau
Mặc dầu số lượng lính Nam Hàn chưa bao giờ hiện diện hơn 50.000 người tại bất cứ thời điểm nào ở Miền Nam VN trong thời gian 1965-1973, có khoảng 320.000 lượt binh sĩ Nam Hàn đã chiến đấu bên cạnh quân đội Mỹ – đội quân nước ngoài lớn nhất sau lính Mỹ, và hơn 5.000 binh sĩ Nam Hàn đã tử trận. (nguồn)
Kim Il Sung: “Chiến đấu như thể bầu trời là của mình.” Máy bay Mig-15 của Bắc Hàn (làm tại LB Sô Viết)
Trong nhiều năm, Bình Nhưỡng gần với Hà Nội về ý thức hệ, và đã hỗ trợ quân sự và chính trị trong chiến tranh Việt Nam.
Nhưng mối quan hệ với Bắc Hàn trở nên nguội lạnh khi Việt Nam xâm lăng Cambodia vào năm 1978 và lại lùi thêm một bước khi Hà Nội thiết lập quan hệ ngoại giao với Hán Thành vào năm 1992.
Quan hệ giữa hai đồng minh thời Chiến tranh Lạnh gần đây đã ấm trở lại, với sự hỗ trợ của Việt Nam cho tiến trình hòa bình Nam Bắc Đại Hàn.
Kim Yong Nam, người đứng đầu quốc hội Bắc Hàn và trên danh nghĩa đứng đầu Nước, sẽ đến thăm Hà Nội vào tuần tới.
© DCVOnline
————————————————————–
Năm 1989, Trung Quốc lần đầu tiên thừa nhân gởi 320.000 quân qua tham chiến ở Việt Nam trong năm 1965-1968 và viện trợ Hà Nội 20 tỷ đô la (Reuters/ Trần Hoàng). -  LIÊN XÔ VIỆN TRỢ CHO MIỀN BẮC VIỆT NAM (Global Security/ FB Tin Không Lề).  “Năm 2001, Nga đã xóa 85% số nợ 11 tỷ đô la viện trợ cho Bắc Việt trong chiến tranh “chống Mỹ cứu nước”, 15% còn lại (1,65 tỷ đô la) Việt Nam phải trả trong vòng 23 năm. Như vậy hiện tại Việt Nam vẫn còn đang trả nợ chiến tranh cho Nga”. (basam.info) 4-1-14
Đảng ta đã dùng vũ khí, viện trợ của ngoại nhân để “chống ngoại xâm” và bây giờ vẫn còn đang trả món nợ kia. 
Tài liệu: Năm 2001, Nga đã xóa 85% số nợ 11 tỷ đô la viện trợ cho Bắc Việt trong chiến tranh “chống Mỹ cứu nước”, 15% còn lại (1,65 tỷ đô la) Việt Nam phải trả trong vòng 23 năm. Như vậy hiện tại Việt Nam vẫn còn đang trả nợ chiến tranh cho Nga 100 triệu Mỹ Kim 1 năm :
“Các mức độ viện trợ của Liên Xô, mặc dù chưa bao giờ chính thức công bố,”
Viện trợ của Liên Xô gồm viện trợ không hoàn lại, viện trợ phải trả lại tiền theo thời hạn, và các khoản vay.  
http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/1195414.stm
“Vietnam and Russia agreed last September to cut the Soviet-era debt, previously estimated at $11bn (£7.6bn), by 85% and to allow for repayment of the rest over 23 years. According to Mr Khristenko under the restructuring deal Vietnam would have to pay $100m (£69m) a year.”
Với Liên Xô có thể trả nợ bằng tiền, nhưng món nợ mà Đảng CSVN nhận từ Trung Quốc không thể trả bằng tiền, mà phải trả bằng đất đai, biển đảo, Hoàng Sa, Trường Sa và máu xương của người dân VN trong cuộc chiến biên giới 1979. Đau đớn thay!
Nếu VNCH thắng trong cuộc chiến này, cũng như Nam Triều Tiên, chính quyền miền Nam sẽ không phải trả nợ cho Mỹ, ngược lại, Việt Nam sẽ là đất nước có tự do, dân chủ và giàu có như Nam Triều Tiên.
———
Mời bà con đọc bài dịch: 
LIÊN XÔ VIỆN TRỢ CHO MIỀN BẮC VIỆT NAM
Ngọc Thu  dịch từ Global Security
Liên Xô bắt đầu gia tăng can thiệp quân sự kể từ khi nước này viện trợ cho Cuba và Việt Nam. Cả hai nước đều phải đối mặt với cuộc đối đầu chống lại Hoa Kỳ. Viện trợ quân sự cho Ai Cập, Syria, và Iraq nhắm vào Israel, được coi là tiền đồn của đế quốc Mỹ. Viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam bắt đầu sau Đệ nhị Thế chiến để hỗ trợ Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh chống lại trở sự trở lại của Pháp cai trị. Việc viện trợ này tiếp tục sau khi Việt Nam bị chia cắt. Bắc Việt được sự ủng hộ của quân du kích, đã sử dụng viện trợ này để cố gắng lật đổ chính phủ miền Nam Việt Nam. Ước tính tổng chi phí viện trợ của Liên Xô cho chính phủ miền Bắc từ $3,6 đến 8 tỷ đô la vào thời điểm đó. 
Bắc Việt lúc đầu thừa nhận Liên Xô là lãnh đạo của “phe xã hội chủ nghĩa” và chấp nhận Moscow trước trong lời ca tụng của họ về các nước Cộng sản. Tuy nhiên, kể từ sự trỗi dậy của Cộng sản Trung Quốc và sự xuống cấp trong mối quan hệ Trung-Xô, Bắc Việt đã duy trì lập trường, như đã giữ vững với các nước cộng sản khác, đó là tất cả các nước “xã hội chủ nghĩa” đều bình đẳng và độc lập. Tuy nhiên, Bắc Việt thừa nhận rằng Liên Xô đóng góp quan trọng trong viện trợ kinh tế và quân sự, đặc biệt kể từ đầu năm 1965 khi Moscow bắt đầu các biện pháp cải thiện “tiềm năng quốc phòng” của Hà Nội.
Các nhà lãnh đạo hàng đầu và các quan chức khác của chính phủ hai nước cũng đã tham khảo ý kiến trong các chuyến viếng thăm thủ đô của nhau: Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1955 và 1957, Phó Thủ tướng Liên Xô, Anastas Mikoyan, vào năm 1956 và Chủ tịch Kliment Y. Voroshilov vào năm 1957. Tại Đại hội Đảng Lao Động năm 1960, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ủng hộ luận điểm của Liên Xô về khả năng tránh cuộc chiến tranh với các cường quốc đế quốc và chiến thuật về tầm quan trọng trong việc chung sống hòa bình với phương Tây. Về phần mình, đại diện Đảng Cộng sản Liên Xô tuyên bố ý định của chính phủ mở rộng hợp tác với Bắc Việt. 
Một thỏa thuận đã được ký kết với Moscow hồi tháng 12 năm 1960 bảo đảm với Hà Nội về sự giúp đỡ kinh tế và kỹ thuật của Liên Xô, một cam kết tương tự của Liên Xô đã được thực hiện trong một thỏa thuận ký kết hồi tháng 9 năm 1962. Từ năm 1961 đến cuối năm 1964, quan hệ Hà Nội với Moscow nói chung thân mật, mặc dù có những dấu hiệu, đặc biệt là sau tháng 3 năm 1963, rằng chế độ Hồ Chí Minh có khuynh hướng đồng ý với lập trường quân sự của Bắc Kinh trong các tranh chấp về ý thức hệ giữa Cộng sản Trung Quốc và Liên Xô.
Bắt đầu từ tháng 11 năm 1964, quan hệ với Liên Xô trải qua bước ngoặc mới, thể hiện qua các ý định thừa nhận của Moscow hỗ trợ đắc lực chế độ Hà Nội trong cuộc đối đầu chính trị và quân sự với Hoa Kỳ. Ngày 17 tháng 11 năm 1964, Bộ Chính trị Liên Xô đã quyết định gia tăng viện trợ cho Bắc Việt. Viện trợ này bao gồm máy bay, ra đa, pháo binh, hệ thống phòng không, vũ khí hạng nhẹ, đạn dược, thực phẩm và quân nhu y tế. Họ cũng đã gửi nhân viên quân sự Liên Xô tới Bắc Việt – Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DRVN). Khoảng 15.000 nhân viên Liên Xô đã phục vụ tại Đông Dương như các cố vấn và đôi khi là các chiến binh. Đa số các nhân viên cố vấn Liên Xô là các sĩ quan phòng không.
Trong tháng 2 năm 1965 Thủ tướng Liên xô, ông Aleksei N. Kosygin đến thăm Hà Nội, cùng với Đại tướng Không quân Konstantin Andreyevich Vershinin, tổng tư lệnh lực lượng không quân Liên Xô và là Thứ trưởng Quốc phòng. Một thông cáo chung được lập vào lúc kết thúc chuyến thăm ngày 10 tháng 2 [năm 1965], tuyên bố rằng hai chính phủ đã ký một thỏa thuận về các biện pháp gia tăng “tiềm năng quốc phòng” của Hà Nội. Sau khi trở về Moscow, Thủ tướng Kosygin nói rằng, chính phủ của ông đã tiến hành các bước cần thiết để thực hiện các thỏa thuận. Cho thấy rằng sự viện trợ quân sự của Liên Xô chủ yếu gồm tên lửa đất đối không (SAM), máy bay phản lực chiến đấu và các cố vấn kỹ thuật. Cuối tháng 3 năm 1965 Bí thư Thứ nhất của Đảng Cộng sản Liên Xô, Leonid I. Brezhnev, thông báo rằng chính phủ của ông đã nhận được “nhiều đơn xin” từ các công dân Liên Xô đề nghị làm quân tình nguyện tại Việt Nam.
Chính quyền Hà Nội tiếp tục nhận sự hỗ trợ từ Moscow trên các mặt trận chính trị, quân sự và kinh tế. Moscow thông qua đề xuất hòa bình của cả Hà Nội và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Việt Nam. Liên Xô, trong các hiệp định ký kết hồi tháng 7 năm 1965 và tháng 12 năm 1965, cũng cam kết gia tăng viện trợ quân sự và kinh tế.
Trong tháng 12 năm 1965, tờ Red Star, báo quân đội Liên Xô đưa tin, lần đầu tiên tên lửa phòng không Liên Xô đã được cung cấp cho Bắc Việt. Một cam kết khác mà Moscow hứa viện trợ quân sự và kinh tế đã được ký trong một thỏa thuận hồi tháng 1 năm 1966, khi Aleksandr N. Shelepin, một thành viên của Đoàn Chủ tịch và Ban Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô đến thăm Hà Nội.
Các mức độ viện trợ của Liên Xô, mặc dù chưa bao giờ chính thức công bố, đã được đưa ra bằng nhiều nguồn tin khác nhau. Trong tháng 2 năm 1966, ông Tim Buck, Chủ tịch Đảng Cộng sản Canada, đã được Radio Jakarta trích lời, nói rằng 5.000 lính Bắc Việt đã được đào tạo ở Liên Xô để trở thành phi công chiến đấu. Thông tin này có được từ Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Cộng sản Canada đến thăm Hà Nội hồi cuối năm 1965. Quy mô viện trợ của Liên Xô cho Hà Nội ước tính trong vài quý “trị giá khoảng nửa tỷ rúp”, từ việc lắp đặt tên lửa vào máy bay, xe tăng và tàu chiến.
Trong tháng 3 năm 1966, Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất của Đảng Lao Động VN, dẫn đầu một phái đoàn tới Moscow để tham dự Đại hội lần thứ 23 của Đảng Cộng sản Liên Xô. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tẩy chay Đại hội này. Trong bài phát biểu trước Đại hội, Lê Duẩn tuyên bố rằng ông ta có hai tổ quốc, Bắc Việt Nam và Liên bang Xô viết, và cám ơn Moscow về “viện trợ to lớn và nhiều mặt” của họ.
Trong tháng 8 năm 1966 chính quyền Xô viết đã xác nhận rằng con số không được tiết lộ về các phi công Bắc Việt đã được đào tạo ở Liên Xô. Ngoài ra, ngày 2 tháng 10 năm 1966, Đài phát thanh Moscow lần đầu tiên công bố, các sĩ quan Liên Xô và các chuyên gia đã được gửi tới miền Bắc Việt Nam để đào tạo các đơn vị phòng không trong việc sử dụng tên lửa đất đối không do Liên Xô chế tạo.
Báo Nhân Dân hồi tháng 10 đã đưa tin, Hà Nội đã ký ở Moscow một thỏa thuận về viện trợ mới của Liên Xô “không hoàn lại” cho Việt Nam một thỏa thuận về khoản vay bổ sung của Liên Xô dành cho Việt Nam năm 1967. 
Rõ ràng Liên Xô rất lo lắng về các tuyến đường tiếp tế trên biển tới miền Bắc Việt Nam – kênh chính trong việc vận chuyển viện trợ kinh tế và quân sự của Liên Xô đến Bắc Việt. Liên Xô quan ngại Mỹ ném bom các cảng Bắc Việt và về khả năng Hoa Kỳ có thể thực hiện các bước để đóng các cảng Bắc Việt bằng thủy lôi hoặc phong tỏa. Qua nhiều lần phản đối mạnh mẽ, Liên Xô đã tìm cách cho thấy rằng, Liên Xô xem việc đi vào các cảng Bắc Việt là quan trọng đến lợi ích của Liên Xô. 
Vào mùa xuân năm 1967, có khả năng hải quân Liên Xô được hướng dẫn chuẩn bị các kế hoạch bất ngờ về một nỗ lực của Liên Xô có thể phá vỡ một cuộc phong tỏa giả định của Mỹ ở Hải Phòng – để việc thi hành như một vấn đề mở ra cho Bộ Chính trị quyết định. Bộ trưởng Quốc phòng Tiệp Khắc Lomsky báo cáo với các đồng sự trong Bộ rằng Liên Xô đã ra lệnh cho hải quân Liên Xô hộ tống các tàu buôn của Liên Xô trong trường hợp Hải Phòng bị phong tỏa hoặc một tàu của Liên Xô bị đánh bom tại cảng Hải Phòng. Lệnh này cũng được cho là đã kêu gọi những nỗ lực để phá vỡ bất cứ sự phong tỏa nào, gồm các bước để quét mìn. Lomsky, vừa trở về từ Moscow cho biết, Liên Xô đã nói với ông rằng họ sẽ chống lại bất cứ hành động nào của Mỹ ngăn chặn các tàu của Liên Xô đi Hải Phòng. Lệnh của Liên Xô được cho là đã ban hành vào thời điểm khi các tuyên bố của Mỹ nhắm vào khả năng phong tỏa Hải Phòng.
Liên bang Xô viết cho biết, một số các vũ khí mà Bắc Việt yêu cầu đã bị từ chối. Các tài liệu của Đảng Cộng sản Liên Xô về viện trợ quân sự cho Việt Nam lưu hành trong nội bộ những người cộng sản nước ngoài ở Moscow vào tháng 11 năm 1967, nói rằng “Liên Xô đã nhanh chóng đáp ứng tất cả các yêu cầu thực tế của Bắc Việt trong việc cung cấp các thiết bị quân sự”. Bắc Việt đã không nhận được các tàu tuần tra loại KOMAR hoặc loại OSA, có hướng dẫn bắn tên lửa, loại mà VN muốn và rõ ràng tại một thời điểm họ nghĩ rằng họ sẽ nhận được. Thất bại vì không được nhận loại tàu đó, đặc biệt gây phiền nhiễu cho Bắc Việt, vì trong thập kỷ trước, Liên Xô đã phân phối KOMARs và OSAs cho hàng chục quốc gia trên thế giới, gồm cả một số nước mà Bắc Việt xem như là ít xứng đáng để được nhận hơn chính mình.
Sau cuộc chinh phục miền Nam Việt Nam hồi năm 1975, Hà Nội tìm cách để giữ trạng thái cân bằng như trong quan hệ thời chiến với cả Trung Quốc và Liên Xô, nhưng căng thẳng gia tăng với Bắc Kinh, lên đến cực điểm là sự mất viện trợ của Trung Quốc trong năm 1978, buộc Hà Nội càng tìm đến Moscow để được viện trợ kinh tế và quân sự.
Bắt đầu từ cuối năm 1975, một số thỏa thuận quan trọng đã được ký kết giữa hai nước. Các kế hoạch phối hợp phát triển kinh tế quốc gia của hai nước, và một kế hoạch khác kêu gọi Liên bang Xô Viết cam kết tài trợ cho Việt Nam về Kế hoạch 5 năm lần đầu tiên sau khi thống nhất. Liên minh chính thức đầu tiên đã đạt được trong tháng 6 năm 1978 khi Việt Nam gia nhập Comecon*. 
Nguồn: http://www.globalsecurity.org/military/world/vietnam/hist-2nd-indochina-ussr.htm — with Ngọc Thu
Một phần của các Viện trợ của Nga

Nguồn FaceBook NamChi Tran photo
—————————————————————–
Thế là đã rõ: Đảng CSVN không phải là lực lượng duy nhất giành công lao chống quân xâm lược Mỹ như lâu nay kể công. Đảng đã mời 320.000 quân Trung Cộng và một số lượng không rõ lính Bắc Triều Tiên và Liên Xô đến Miền Bắc trong thời gian 1964-1975 để cùng nhau chống giặc Mỹ.
Bài duới đây điểm sách có nhiều phân tích và tường thuật chi tiết 

►”Trung Quốc đã gửi 320.000 quân đến giúp Bắc Việt trong giai đoạn 1965-68, ” – Trung Quốc và Những cuộc Chiến tranh Việt Nam, 1950 -1975

————————————————————-
Để tìm bài báo dưới đây (hay bất cứ bài nào), các bạn vào google.com,
copy các chữ này vào ô hình chữ nhật nơi hộp search: China admits 320,000 troops fought in Vietnam;
và nhấn nút ENTER trên keyboard,  Các bạn sẽ tìm thấy hàng trăm báo đăng tin này.
http://news.google.com/newspapers?nid=1350&dat=19890516&id=HkRPAAAAIBAJ&sjid=_gIEAAAAIBAJ&pg=3769,1925460
hoặc ở tờ báo này: Toledo Blade.

CHINA ADMITS IT SENT TROOPS TO FIGHT THE U.S. IN VIETNAM

Published: Tuesday, May 16 1989 12:00 a.m. MDT
China has admitted for the first time that it sent more than 300,000 combat troops to Vietnam to fight against U.S. forces and their South Vietnamese allies.
Th semiofficial China News Service said Tuesday in a report monitored in Hong Kong that China sent 320,000 soldiers to Vietnam during the 1960s. It also spent over $20 billion to support Hanoi’s regular North Vietnamese Army and Viet Cong guerrilla units.The agency report cited “The History of the People’s Republic of China,” published by the official State Archives Publishing House, as saying that more than 4,000 Chinese soldiers were killed in the war.
Fighting finally ended when victorious North Vietnamese tanks battered their way into the grounds of Doc Lap Palace in Saigon on April 30, 1975.
During the war China repeatedly denied U.S. allegations that its soldiers were operating in Vietnam.
U.S. intelligence reports at the time spoke of U.S. combat units finding soldiers dressed in Chinese combat gear and wearing Chinese insignia.
During the 10 years of direct U.S. involvement American troop levels reached over 500,000. Estimates of North Vietnamese Army units varied, but Hanoi maintained throughout the war its soldiers went only as volunteers to help the southern Viet Cong guerrilla movement.
Units from South Korea, Australia and New Zealand fought alongside U.S. and South Vietnamese soldiers, with logistical support from Thailand and the Philippines.
Both presidents Lyndon Johnson and Richard Nixon were extremely wary of allowing U.S. aircraft to bomb too close to the Chinese border with North Vietnam for fear of involving the Chinese on a larger scale.
But pressure groups seeking news on Americans listed as missing-in-action in Indochina say a small handful of U.S. pilots bailed out over Chinese territory after their planes were hit by Vietnamese ground fire.
Báo Deseret News  đăng ngày 16-05-1989
—————————————————————–

Trung Quốc giúp Đảng CSVN và đã được đảng trả công như thế nào?

Không phải Mỹ là bọn xâm lược vì cho tới nay Mỹ đâu có chiếm một mãnh đất hay hòn đảo của VN.
Chính Trung quốc là bọn xâm lược vì sau khi giúp đảng CSVN, TQ đã được đảng CSVN trả công 2 quần đảo HS và TS cùng Ải Nam Quan, Móng Cái, Thác Bản Giốc qua các hiệp định Biên Giới ký kết 31-12-1999, Công hàm Phạm Văn Đồng 14-9-1958.
Đặc biệt, đảng còn dựng kịch giả vờ đánh nhau để quân TQ chiếm lấy Trường Sa, còn ta sức yếu chưa thể chống và lấy lại được.
Theo phim tiếng Tàu do quân TQ đưa lên mạng thuật lại cảnh ngày 14-3-1988. Xem phim, liệu có ai tin được Hải quân VN đi “chiến đấu bảo vệ Trường Sa”, mà dàn hàng ngang, tay không có khí giới, quay mặt ra biển, để tàu chiến TQ dùng đại liên bắn chết như bắn vào bia ngày 14-3-1988? Thật là quá đau lòng cho 64 Hải quân VN đã hy sinh tính mạng cho các cán bộ cao cấp của đảng CSVN sống để làm giàu.  
Sau vụ này, những hải quân còn sống kể lại rằng: Đảng ủy ra lệnh cho họ không được mang theo súng! Không được bắn trả TQ vì làm thế là chọc giận quân TQ và vì ta ở kế bên một nước lớn!!!
Kết quả, VN bị mất nhiều đảo vào tay TQ, 3 tàu chiến bị chìm HQ-505, HQ-605 và HQ-604 và 64 Hải quân VN bị bắn chết. Phim này chữ Tàu, quay từ tàu TQ và do Trung Quốc đưa lên mạng internet, người VN copy lại.
http://www.youtube.com/watch?v=ZEmirnjLef4
—————————————————————–
►”Trung Quốc đã gửi 320.000 quân đến giúp Bắc Việt trong giai đoạn 1965-68, ” – Trung Quốc và Những cuộc Chiến tranh Việt Nam, 1950 -1975

No comments:

Post a Comment