Thursday, August 28, 2014

Ngồi Xuống Đây



Ca khuc "NGOI XUONG DAY" nhac NGUYEN HUU TAN
Kinh chuyen
tran trong
 
Photo: NGỒI XUỐNG ĐÂY

Ngồi xuống đây tao đút mầy lần cuối
Để mai nầy biết có gặp nữa không
Nợ trần gian nợ cơm áo chất chồng
Tao bương chải đời long đong vô định

Ngồi xuống đây giữa tâm tình người lính
Đừng nghĩ gì những toan tính thế gian
Tao với mầy từng vượt những gian nan
Đã sống chết _ Lầm than _ Và tủi nhục

Ngồi xuống đây tao đút mầy thêm chút
Cũng như mầy ngày xưa đút cơm tao
Giữa Cổ thành tiếng quân dậy lao xao
Tao gục xuống và mầy lao ra cứu

Tao biết lắm mầy sống đời mãnh thú
Con hùm thiêng trong giây phút sa cơ
Thân phế nhân đành trôi nổi mịt mờ
Muốn sống lại thuở viễn mơ rừng núi

Thôi mầy ạ ! Đời chúng mình gió bụi
Chết ngang tàng trong ngày tháng tư đen
Tao với mầy chinh chiến đã thành quen
Thì tủi nhục cũng để rèn nhân cách

Vậy hãy sống ngẩng cao đầu trong sạch
Biết tử sinh thì nhận lấy cho hùng
Tao với mầy có dòng máu chảy chung
Thà đổ xuống không bao giờ khuất phục...
 TRÂU ĐIÊN...     

Ngồi xuống đây tao đút mầy lần cuối
Để mai nầy biết có gặp nữa không
Nợ trần gian nợ cơm áo chất chồng
Tao bương chải đời long đong vô định


Ngồi xuống đây giữa tâm tình người lính
Đừng nghĩ gì những toan tính thế gian
Tao với mầy từng vượt những gian nan
Đã sống chết _ Lầm than _ Và tủi nhục

Ngồi xuống đây tao đút mầy thêm chút
Cũng như mầy ngày xưa đút cơm tao
Giữa Cổ thành tiếng quân dậy lao xao
Tao gục xuống và mầy lao ra cứu

Tao biết lắm mầy sống đời mãnh thú
Con hùm thiêng trong giây phút sa cơ
Thân phế nhân đành trôi nổi mịt mờ
Muốn sống lại thuở viễn mơ rừng núi

Thôi mầy ạ ! Đời chúng mình gió bụi
Chết ngang tàng trong ngày tháng tư đen
Tao với mầy chinh chiến đã thành quen
Thì tủi nhục cũng để rèn nhân cách

Vậy hãy sống ngẩng cao đầu trong sạch
Biết tử sinh thì nhận lấy cho hùng
Tao với mầy có dòng máu chảy chung
Thà đổ xuống không bao giờ khuất phục...
TRÂU ĐIÊN...

 
__._,_.___

Wednesday, August 27, 2014

Người Lính Vẫn Còn Đây - Người TPB Biệt Động Quân không Bị Lãng Quên Trong Ba Mươi Chín Năm Dài

Tuesday, September 2, 2014.

Tin tức đã được kiểm chứng từ bà Hạnh Nhơn:  September 6, 2014 at 2:12:32 PM PDT

Xin tin để quý vị rõ là TPB Hoàng Văn Lai, B2 BĐQ, SQ: 74/163.111 đã có hồ sơ ở Hội chúng tôi từ năm 2006 và đã được giúp đỡ từ những năm 2006, 2008, 2009, 2010, 2012, 2013 và cũng đã ở trong danh sách để giúp năm 2014. Xin đính kèm hồi báo nhận tiền của đương sự trong 2 năm gần nhất (2012, 2014) để chứng minh, và để chứng tỏ TPB Hoàng Văn lai không bị bỏ quên.
 
T.M. Hội,
 
Hạnh Nhơn

Wednesday, August 27, 2014 

 Lời TVA:  Viết lại theo tin đã đăng trên facebook của anh Phạm Trung Hiếu.  Được sự đồng ý của anh Hiếu cho TVA sửa từ và ý văn.

Tôi được biết tên của anh trước ngày 30 tháng  4 năm 2014, ngày Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức "Ngày Tri Ân Qúy Ông TPB VNCH".  Một cựu Biệt Động Quân hẹn gặp tôi tại Dòng Chúa Cứu Thế và nhờ tôi ghi tên anh  tham dự Ngày Tri ân Qúy Ông TPB VNCH nhưng anh không đến, vì lý do anh luôn mang mặc cảm và tủi thân nghĩ rằng mình đã bị lãng quên trong ba mươi chín năm dài...sau cuộc chiến.  Phải chăng ba mươi chín  năm trôi qua chưa có một hội đoàn và một tổ chức từ thiện tiếp xúc anh dưới bất kỳ một hình thức nào? Ngày Tri Ân Qúy Ông TPB VNCH anh không đến, tôi tiếc cho anh đã bỏ lở cơ hội gặp gở anh em đồng đội...

Anh Hoàng Văn Lai ngồi băng ghế đá trước sân nhà đôi mắt nhìn xa xăm

Hôm qua ngày 1 tháng 8 năm 2014, tôi cùng một số anh em gồm cựu quân nhân và hậu duệ đi thăm anh và có ý giúp anh mở hồ sơ xin trợ giúp từ các hội đoàn từ thiện. Chúng tôi gặp anh đang dùng cơm trưa với mẹ già bị mù lòa trong căn nhà đơn sơ trống rỗng, thức ăn trên bàn chỉ vỏn vẹn một tô canh.  Tôi cảm thấy mủi lòng và tự nhủ thầm sao còn có nhiều TPB VNCH sống khổ sở như vậy?




Sau giờ cơm trưa chúng tôi tìm hiểu về anh, anh sống độc thân từ lúc còn trai trẻ và nuôi mẹ già mù lòa, anh làm ba ngày một tuần trong một vườn ương cây, mổi ngày được 80.000 đồng tương đương(4 usd), phương tiện di chuyển của anh chỉ là một chiếc xe đạp không bàn đạp, không dây sên và không có thắng.  Anh ngồi sau yên xe đạp và dùng chân còn lại đẩy chiềc xe đi về phía trước với chiếc nạn gổ kẹp theo bên mình như một vật qúy bất ly thân, chúng tôi đề nghị cho anh một cái điện di động anh từ chối lý do không biết sử dụng.

Người bạn đi cùng với chúng tôi là anh Tuấn Trương có mang theo 50 úc kim của người em gái của anh sống ở Úc gởi tặng anh,  và một người tôi quen biết đã lâu tên là Khang ở gần nhà anh Lai tặng thêm 500,000. 00 vnđ,  chỉ có bấy nhiêu nhưng đối với anh là một số tiền lớn.

Chúng tôi tặng anh mủ và áo năm xưa
Sau đó chúng tôi mời anh vào Thác Giang Điền một công viên gần nhà anh và mời anh ăn bữa ăn dã trại, chúng tôi kể nhau nghe những ký ức ngày xưa chan chứa tình huynh đệ chi binh.  Anh vui khi  biết hai người trong nhóm chúng tôi là Biệt Động Quân cùng binh chủng với anh, anh Ninh Nguyễn và anh Giang Nguyễn, là những người đồng đội mà trong suốt 39 năm anh chưa gặp lại, anh cảm thấy ấm lòng, anh nhận ra rằng anh không bị bỏ quên và chúng tôi không bỏ quên đồng đội.

Chiều tối chúng tôi trở về Sài Gòn lòng thấy rất vui khi bíết rằng từ nay anh sẽ được mọi người quan tâm và giúp đỡ...


Anh, người lính vẫn còn đây, người lính sống hùng, sống mạnh và sống kiên trì trong nghiệt ngã.




Anh tên là Hoàng Văn Lai.Cấp bậc Binh Nhì, thuộc ĐĐ2, TĐ31, Liên Đoàn 3 BĐQ
Số quân: 74/163111
Bị thương ngày 4/8/1974 tại Chơn Thành
Cấp độ tàn phế, cụt chân trái.



Anh không có điện thọai liên lạc.  Xin vui lòng liên lạc với anh qua địa chỉ nhà:



Hoàng Văn Lai
164/5 ấp Đoàn Kết, xã Giang Điền
Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Chân thành cám ơn qúy vị.  
Kính chúc qúy vị luôn khỏe và bình an.

Kính chào qúy vị

Trần Văn An
Fremont, CA, U.S.A
tranvanan572@yahoo.com
http://nguoilinhvanconday.blogspot.com

Tuesday, August 26, 2014

Người Lính Vẫn Còn Đây-Người TPB NKT 872, ĐCT 71


Xuất thân:  TBTĐ, khoá 273B, ĐĐ24D và 872 NKT, toán 719

Anh là một trong những người TPB sau cùng đưọc tải thương về Tổng Y Viện Cộng Hoà, vết thương vùa mổ xong, chưa kịp lấy hết những mảnh đạn ra khỏi thân thể thì bị truy kích ra khỏi Tổng Y Viện Cộng Hòa vào ngày 30/4/1975.  Anh về quê đất cày lên sỏi đá và sống âm thầm với ký ức ngày xưa!

Cấp độ tàn phế:  Cụt một chân trái và mù một mắt.

Hiện tại bị binh nặng, không tiền đi nhà thương điều trị.

 
Đang cần giúp đỡ cấp bách.  Xin vui lòng liên lạc TVA tại địa chỉ email:
 
Anh đã nhờ TVA giúp và yêu cầu giữ kín thông tin về anh.  Mọi chi tiết tìm hiểu về anh phải được anh đồng ý, TVA mới dám chuyển tin đến qúy vị.

Kính chuyển tin đến qúy vị, rất mong được anh em ĐTC 719 ở hải ngọai giúp đỡ.

Chân thành cảm tạ.

Trần Văn An
Fremont, CA, U.S.A

http://nguoilinhvanconday.blogspot.com

Sunday, August 24, 2014

THỦY TỔ NGƯỜI VIỆT THỰC SỰ Ở ĐÂU?

 

.....Nhưng sang thế kỷ này, nhờ khám phá khoa học, ta biết rằng, lịch sử đã diễn ra theo con đường ngược lại: tổ tiên ta từ xa xưa đi lên khai phá Trung Hoa và xây dựng trên toàn bộ Đông Á một nền văn hóa vĩ đại! Không những tiếng Việt, chữ Việt là chủ thể tạo nên tiếng nói và chữ viết Trung Hoa mà nền văn hóa Trung Hoa cũng được xây dựng trên nền tảng văn hóa Việt! Chính đó là cơ sở của ý tưởng từ lâu in sâu trong tâm cảm dân Việt: Trong khi các nhánh khác bị Hán hóa thì người Lạc Việt ở Việt Nam vẫn giữ được giang sơn, đất hương hỏa cuối cùng của tổ tiên.....

THỦY TỔ NGƯỜI VIỆT THỰC SỰ Ở ĐÂU?

Hà Văn Thùy


  Từ lâu, tôi tâm niệm sẽ làm một khảo cứu nghiêm túc xác định nơi sinh thành của thủy tổ người Việt nhưng vì chưa đủ duyên nên chưa thành. Nay xin được trả món nợ.

Tìm ra chính xác tổ tiên người Việt là việc vô cùng khó vì thế mà suốt 2000 năm qua, dù bỏ bao công sức và tâm trí, chúng ta vẫn đi tìm trong vô vọng. Nhìn lại cuộc tìm kiếm trong quá khứ, ta thấy, cả người xưa, cả hôm nay chỉ có tư liệu từ thời điểm quá gần, khoảng 2000 năm trở lại. Với một ngưỡng thời gian như vậy, không cho phép có cái nhìn xa hơn!

Sự thực là, muốn biết tổ tiên 5000 năm trước là ai, chỉ có thể đi tới tận cùng lịch sử, để biết con người đầu tiên xuất hiện trên đất Việt là ai?

 

  1. Khởi đầu từ lịch sử

Rất nhiều người tin rằng nước Xích Quỷ của Kinh Dương Vương ra đời năm Nhâm Tuất 2879 TCN. Nhưng nếu hỏi: từ đâu có con số đó thì không ai trả lời được! Con số ấy tồn tại như một niềm tin, như cái mốc “quy ước” mà người Việt bám vào để tạo dựng cội nguồn. Dẫu biết rằng niềm tin không đủ làm nên lịch sử thì cũng không ai nỡ cật vấn cái niềm tin ấy! Bởi lẽ, sau cật vấn là sự sụp đổ! Rồi cả Đế Minh cháu ba đời Thần Nông nữa, lấy gì làm chắc? Mà sao người Trung Hoa cũng tự nhận là con cháu Thần Nông? Những hoài nghi ấy, nếu không hóa giải được thì mọi chuyện bàn về tổ tiên chỉ là câu chuyện phiếm! Vì vậy, muốn tìm chính xác tổ tiên, cần phải đi xa hơn cái cột mốc 2879. May mắn là sang thế kỷ này, khoa học thực sự giúp soi sáng cội nguồn.

Thưa rằng, không phải chỉ từ những mẩu xương và những hòn đá – hiện vật khảo cổ – mà chính từ vết tích được lưu giữ trong máu của toàn dân châu Á, một nhóm nhà khoa học gốc Hán của nhiều đại học nước Mỹ, vào năm 1998 phát hiện rằng: 70.000 năm trước, người tiền sử từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ đặt chân tới nước ta. Sau khi chung sống 30.000 năm trên đất Việt Nam, người Việt đã đi lên khai phá Trung Hoa. Từ Hòa Bình, tổ tiên chúng ta mang chiếc rìu, chiếc việt đá mới lên nam Dương Tử và gọi mình bằng danh xưng đầy tự hào NGƯỜI VIỆT với tư cách chủ nhân chiếc việt đá mới, công cụ ưu việt của loài người thời đó (Việt bộ Qua -戈). 20.000 năm trước, tại Động Người Tiên tỉnh Giang Tây, tổ tiên chúng ta làm ra đồ gốm sớm nhất thế giới và 12400 năm cách nay trồng ra hạt lúa đầu tiên của loài người. Lúc này tổ tiên ta tự gọi mình là NGƯỜI VIỆT, chủ nhân cây lúa (Việt bộ Mễ -粤)! Rồi từ đây, người Việt mang cây lúa, cây kê, con gà, con chó làm nên văn hóa Giả Hồ 9000 năm trước, văn hóa Hà Mẫu Độ 7000 năm trước… Theo đà Bắc tiến, người Việt vượt Dương Tử lên lưu vực Hoàng Hà, xây dựng nền nông nghiệp trồng kê trên cao nguyên Hoàng Thổ. Tại đây, người Việt hòa huyết với người sống du mục trên đồng cỏ bờ Bắc, sinh ra chủng người Việt mới, sau này được khoa học gọi là chủng Mongoloid phương Nam, là chủ nhân văn hóa Ngưỡng Thiều suốt từ Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam, Hà Bắc. Một con sông dài 1500 km từ Thiểm Tây tới Hà Nam, đổ vào Dương Tử ở Vũ Hán, được đặt tên là sông Nguồn. Cùng với chi lưu của nó là Sông Đen, tạo nên đồng bằng Trong Nguồn, là trung tâm lớn của người Việt, nối với Thái Sơn. Đấy là nơi phát tích của người Việt hiện đại chủng Mongoloid phương Nam.

Vào khoảng 4000 năm TCN, người Việt chiếm hơn 60% nhân số thế giới và xây dựng ở Đông Á nền văn minh nông nghiệp rực rỡ. Để có được thành quả như vậy, dân cư trên Hoa lục phải chung lưng đấu cật trị thủy hai dòng sông lớn là Hoàng Hà và Dương Tử. Từ những dấu vết mong manh trong truyền thuyết, ta nhận ra, thời gian này người Việt luôn phải đối mặt với những cuộc xâm lăng của người du mục phương Bắc. Trong điều kiện như vậy, những thị tộc phải liên minh với nhau, vừa để trị thủy vừa chống trả quân xâm lăng. Cuộc liên minh dưới sự lãnh đạo của những thị tộc lớn mạnh do những vị anh hùng bán thần dẫn dắt. Một cách tự nhiên, nhà nước nguyên thủy ra đời. Đó là nhà nước phương Đông, khác với nhà nước theo định nghĩa kinh điển phương Tây, sản sinh từ chiếm hữu nô lệ và thặng dư lương thực. Điều kiện cho nhà nước nguyên thủy phương Đông ra đời càng thuận lợi hơn khi toàn bộ dân cư khu vực lúc đó cùng cội nguồn, văn hóa và tiếng nói. Kinh Dịch viết “Phục Hy thị một, Thần Nông thị xuất” có lẽ là mô tả thời kỳ này. Truyền thuyết cho hay, vua thần Phục Hy xuất hiện khoảng 4400 năm TCN. Tiếp theo là Thần Nông khoảng 3080 năm TCN. Truyền thuyết nói Đế Minh, cháu đời thứ ba của Thần Nông, chia đất, phong vương cho con là Đế Nghi và Kinh Dương Vương, lập nước Xích Quỷ năm 2879 TCN… Trong bối cảnh như vậy, ta thấy, dù không biết xuất xứ từ đâu nhưng cái mốc thời gian ra đời nước Xích Quỷ là hợp lý. Một câu hỏi cần được nêu ra: phải chăng có điều gì đó sâu thẳm trong ký ức mà tổ tiên ta ghi nhớ được một cách tường minh? Từ nhiều tư liệu, có thể suy ra, thời kỳ này trên lục địa Đông Á có ba nhà nước: Thần Nông Bắc của Đế Lai thuộc lưu vực Hoàng Hà, Thần Nông Nam (Xích Quỷ) thuộc lưu vực Dương Tử tới Việt Nam và quốc gia Ba Thục ở phía Tây, gồm vùng Ba Thục qua Thái Lan và Miến Điện.

Thời gian này, cuộc tranh chấp giữa hai bờ Hoàng Hà trở nên khốc liệt mà bằng chứng là trận Phản Tuyền. Truyền thuyết Trung Hoa nói Hoàng Đế và Viêm Đế là hai thị tộc anh em, lúc đầu Viêm Đế đứng chủ. Sau đó Hoàng Đế mạnh lên, đánh thắng Viêm Đế ở Phản Tuyền, chiếm ngôi thống soái. Viêm Đế chấp nhận vai trò phụ thuộc. Đây chỉ là uyển ngữ do người Hoa Hạ bày đặt để che lấp cuộc xâm lăng và đưa Hoàng Đế lên ngang hàng Viêm Đế! Thuyết này càng không đúng, vì Hoàng Đế xuất hiện năm 2698 TCN, sau Thần Nông Viêm Đế hơn 300 năm nên không thể có chuyện Hoàng Đế đánh nhau với Viêm Đế. Ta có thể hình dung, chỉ hình dung thôi vì không bao giờ tìm ra chứng cứ xác thực, rằng trước tình thế nguy cấp sau trận Phản Tuyền, Đế Lai liên minh với Lạc Long Quân cùng chống giặc. Nhưng tại trận Trác Lộc năm 2698 TCN, quân Việt thất bại. Đế Lai tử trận, (sau này vì căm hờn Đế Lai, người Hoa Hạ gọi ông là Si Vưu với nghĩa xấu), Lạc Long Quân dẫn đoàn quân dân vùng Núi Thái-Trong Nguồn dùng thuyền xuôi Hoàng Hà ra biển, đổ bộ vào Rào Rum-Ngàn Hống xứ Nghệ. Gợi cho tôi ý tưởng này là đoạn chép trong Ngọc phả Hùng Vương: “Đoàn người từ biển vào. Họ rất hiền lành tốt bụng, đã giúp dân nhiều việc tốt. Dân bầu người giỏi nhất trong số họ làm vua, hiệu là Hùng Vương, lúc đầu đóng đô ở Rào Rum-Ngàn Hống, sau chuyển lên vùng Ao Việt.” Chính cái niên đại xảy ra trận Trác Lộc 2698 TCN cũng giúp cho thời điểm năm 2879 lập nước Xích Quỷ trở nên khả tín. Nó cho thấy, một điều hợp lý là những quốc gia của người Việt đã có trước cuộc xâm lăng, vì chỉ như vậy mới phù hợp với lịch sử.

Về Việt Nam, người Núi Thái-Trong Nguồn hòa huyết với người Việt bản địa da đen Australoid, sinh ra người Mongoloid phương Nam Phùng Nguyên. Việc khảo cổ học phát hiện di cốt người Mongoloid phương Nam tại văn hóa Phùng Nguyên khoảng 4500 năm TCN là bằng chứng xác nhận cuộc di cư này.

Nếu những điều trình bày trên chưa hài lòng quý vị thì xin dùng chứng lý theo lối quy nạp sau:

Khoa học xác định mã di truyền của người Việt hôm nay thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Vì vậy, nếu là thủy tổ của dân tộc Việt, các ngài Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân… cũng phải là người Mongoloid phương Nam. Khảo sát 70 sọ cổ phát hiện ở nước ta, cổ nhân chủng học cho biết: “Suốt Thời Đá Mới, chủng Australoid là dân cư duy nhất sống trên đất nước ta cũng như toàn Đông Nam Á. Sang Thời Kim khí, người Mongoloid phương Nam xuất hiện và trở thành chủ thể dân cư khu vực…” Như vậy, Lạc Long Quân không phải người bản địa mà là người từ nơi khác di cư tới. Lạc Long Quân là người từ xa tới thì cố nhiên, Kinh Dương Vương, Thần Nông rồi Phục Hy cũng không thể được sinh ra trên đất Việt!

Một câu hỏi: họ xuất xứ từ đâu? Như phân tích ở trên, người Mongoloid phương Nam xuất hiện tại văn hóa Ngưỡng Thiều. Lẽ đương nhiên, họ chỉ có thể từ đây xuống. Di ngôn của tổ tiên “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra,” giúp ta nhận biết, là từ Núi Thái-Trong Nguồn các vị di cư tới Việt Nam.

Như vậy, có hai giai đoạn hình thành người Việt: giai đoạn đầu, người Australoid từ Việt Nam đi lên khai phá Trung Hoa. Tại Núi Thái-Trong Nguồn, khoảng 7000 năm trước, người Việt hỗn hòa với người Mông Cổ phương Bắc, sinh ra chủng người Việt mới mang mã di truyền Mongoloid phương Nam, đó là tổ tiên của các vị Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân. Khoảng năm 2698 TCN, do thua trận Trác Lộc, người của Lạc Long Quân chạy xuống Việt Nam, lai giống với người Việt tại chỗ, sinh ra người văn hóa Phùng Nguyên, tổ tiên trực tiếp của chúng ta.

Vào nam Hoàng Hà, người Mông Cổ chiếm đất và dân Việt, lập vương triều Hoàng Đế. Họ hòa huyết với người Việt, sinh ra người Hoa Hạ, được coi là tổ tiên người Trung Hoa. Như vậy, người Hoa Hạ là con cháu của Hoàng Đế và cũng là con cháu của Viêm Đế.

Nhận được ưu thế từ hai nền văn minh, người Hoa Hạ trở nên lớp người ưu tú của các vương triều Hoàng Đế, góp phần quan trọng làm nên thời Hoàng Kim của văn hóa phương Đông. Nhưng sau thời Chiến quốc, với sự bành trướng của nhà Tần, nhà Hán người Việt thì người Hoa Hạ bị đồng hóa, tan biến trong cộng đồng Việt đông đảo. Hoa Hạ chỉ còn là một danh xưng, bị các vương triều Trung Hoa chiếm dụng làm phương tiện thống trị các tộc người khác. Người Hoa đổi đồng bằng Trong Nguồn thành Trung Nguyên. Sông nguồn thành sông Hòn, sông Hớn rồi thành Hán Thủy. Sông Đen thành Đan Giang. Do mất đất mất tên nên hơn 2000 năm nay, người Việt ngơ ngác không biết Trong Nguồn là đâu?!

 

  1. Quá trình hình thành di tích, tài liệu về cội nguồn tổ tiên trên đất Việt.
  2. Quá trình hình thành

Lớp di dân đầu tiên đổ bộ vào Rào Rum-Ngàn Hống. Theo đà xâm lăng của kẻ thù, nhiều thế hệ người Núi Thái-Trong Nguồn di cư tiếp, tiến vào những khoảng đất cao của đồng bằng sông Hồng vừa được tạo lập là Sơn Tây, Hà Đông, Bắc Ninh… Chạy giặc, bỏ quê hương tới nơi xa lạ là nỗi đau của người biệt xứ. Có thể, sau hàng vạn năm cách biệt, người Núi Thái-Trong Nguồn không thể ngờ rằng nơi dung dưỡng mình hôm nay lại là đất gốc của tổ tiên xưa. Vì vậy, mặc cảm mất nước luôn nặng nề, dai dẳng. Hướng về nguồn cội là nỗi khắc khoải khôn nguôi. Nỗi nhớ thương đã kết đọng thành câu ca Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra. Có lẽ câu ca lúc đầu chỉ là nỗi lòng của người dân mất nước vọng cố hương nhưng rồi nó thành tấm bia ghi nguồn cội để muôn đời con cháu tìm về. Không dừng lại đó, những người tâm huyết nhất, theo tục xưa, đắp những ngôi mộ gió để từ xa bái vọng tổ tiên Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông, Kinh Dương Vương… Đó là công việc mà ngày nay người dân đảo Lý Sơn vẫn làm để không quên người không trở về! Khi khá giả hơn, những ngôi đền thờ được dựng lên. Khi có chữ, những vị lão thành lục trong trí nhớ những gì “được nghe ông bà kể” về tổ tiên xưa, ghi thành tộc phả, ngọc phả. Sự thật được “thêm mắm dặm muối” cùng những yếu tố huyền ảo để thêm phần linh thiêng, cao cả và đáng tin. Đọc một số thần phả, ngọc phả do Đại học sĩ Nguyễn Bính chép, tôi bất giác nghĩ tới chuyện “chạy di tích” thời nay. Lâu ngày mới về quê, gặp dịp làng xã đình đám rước “Bằng công nhận di tích”. Thấy trên giấy vinh danh một vị còn văn tế ở đình tế vị thần khác, tôi hỏi ông chú họ, đầu trò câu chuyện này. Gạn hỏi mãi, ông thú thực: “Lúc đầu viết theo thần tích ông thánh trong đình. Nhưng mấy ông văn hóa tỉnh nói: “Tra mãi không thấy ông nào tên như vậy để làm giúp các bác. Chỉ có ông trạng X hơi gần với hồ sơ của các vị. Nếu đồng ý thì chúng tôi giúp.” Anh tính, mất bao nhiêu tiền rồi chả nhẽ xôi hỏng bỏng không, đành gật đầu chấp nhận cho họ làm!” Phải chăng, ngày trước, cũng nghe ông bà kể lại, rồi với thứ chữ Nho của thày đồ quê, các vị tiên chỉ trong làng mang đơn lên phủ cậy quan. Sau khi nhận đồng lớn đồng nhỏ vi thiềng, quan phủ đưa hồ sơ lên triều đình. Rồi dựa vào văn bản của địa phương, Đại học sĩ Nguyễn Bính sáng tác hàng loạt ngọc phả, như người vẽ truyền thần. Đó là cái chắc, chỉ có điều ngờ là không biết đại học sĩ có nhận tiền thù lao như hôm nay không?

Hàng trăm năm qua đi, đám hậu sinh chúng ta có tất cả: những ngôi mộ cổ, những ngôi đền với những pho tượng sơn son thiếp vàng linh thiêng mà cha ông từng đời đời tế tự. Những thần phả, ngọc phả chữ Nho với giấy bản xỉn màu thời gian, gáy mòn, góc vẹt, loáng thoáng lỗ mọt… Và hơn cả là tấm lòng chúng ta hướng về tổ tiên cộng với sự ganh đua của những họ tộc tranh nhau xem họ nào xuất hiện sớm nhất? Thế rồi, với tiền của bá tánh, tiền thuế dân nhận từ dự án, những nấm mộ, những ngôi đền được phục dựng khang trang hoành tráng, cùng với những hội thảo trưng ra vô vàn “bằng chứng lịch sử”…

 

  1. Đôi lời nhận định

Người viết bài này có lúc hăm hở theo dõi những “phát hiện mới” với hy vọng tìm được dấu vết khả tín của tổ tiên. Nhưng rồi sớm thất vọng! Cổ Lôi Ngọc Phả chỉ mới ra đời vài trăm năm ghi Phục Hy, Thần Nông vùng Phong Châu làm sao có thể phản bác Kinh Dịch 2500 năm trước viết “Phục Hy thị một, thần Nông thị xuất”? Mấy ngôi đền Phục Hy, Thần Nông… trên đất Phong Châu làm sao phủ định bài vị các ngài được thờ trên lăng mộ ở Thái Sơn? Làm sao có thể tin Phục Hy họ Nguyễn, trong khi cả truyền thuyết lẫn cổ thư đều ghi rõ: Phục Hy thị, Thần Nông thị, Hồng Bàng thị… “Thị” cũng là họ, nhưng đấy là họ theo mẹ của thời mẫu hệ. Qua mẫu hệ hàng nghìn năm mới sang phụ hệ, để “tính” – cách gọi họ theo dòng cha ra đời! Thời đó, con người chỉ được đánh dấu bằng một từ duy nhất chỉ tên hoặc thêm tước “đế” phía trước như Đế Minh, Đế Nghi… Vậy thì làm sao có ông Phục Hy tên là Nguyễn Thận? Làm sao tin những bức tượng sơn son thiếp vàng lòe loẹt trong đền là Phục Hy, Kinh Dương Vương khi trang phục trên người các ngài là của quan lại triều Minh, triều Thanh?! Vì sao sống cách nhau nhiều nghìn năm mà các vị tổ lại tụ họp trong khoảnh đất hẹp vậy? Vì sao, chỉ là tổ người Việt mà truyền thuyết về các vị lan ra rộng khắp từ Quảng Đông tới Ba Thục? Chỉ là tổ của người Việt với lãnh thổ từ Bắc Bộ tới miền Trung mà sao lại có đền thờ Kinh Dương Vương trên Ngũ Lĩnh? Nhiều, nhiều lắm những câu hỏi không thể trả lời!

Khi không trả lời được những thắc mắc trên, trong trí tôi nảy sinh câu hỏi: Vì sao lại có sự tình như vậy? Phải rất lâu sau, cùng với sự trưởng thành của nhận thức, tôi ngộ ra, những ngôi mộ được đắp, những ngôi đền được xây chỉ là việc thu nhỏ một lịch sử từng diễn ra trên địa bàn rộng lớn. Đó chỉ là sự sa bàn hóa một thực tế lịch sử vĩ đại! Tôi bỗng hiểu và thông cảm với tiền nhân. Từ ký ức và tâm nguyện của mình, các vị đã tạo những mộ gió, những ngôi đền bái vọng. Tấm lòng thành của bao kiếp người đã tạo nên một tín ngưỡng dân gian vô cùng nhân văn nhớ về nguồn cội, thờ kính tổ tiên… Nhưng rồi đám cháu con không hiểu cha ông, u mê biến tín ngưỡng dân gian trở thành chính sử, để tự sướng và lừa thiên hạ thì đã là tai họa!

Những người chủ trương việc này nghĩ rằng mình đã sáng suốt, khám phá lại lịch sử là vì dân tộc, vì kính ngưỡng tổ tiên. Không ai phủ nhận nhiệt huyết, tấm lòng của họ. Nhưng thực tế cuộc sống đã bày ra trước mắt: yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau!

Trước hết, là xuyên tạc lịch sử:

Do chủ quan, do ít hiểu biết, họ không hiểu rằng, giang sơn xưa của tổ tiên Việt là khoảng trời, khoảng đất mênh mông toàn cõi Đông Á. Từng hàng chục nghìn năm thống lĩnh hai con sông Đông Á (Hoàng Hà, Dương Tử) và xây dựng trên đó nền văn hóa kỳ vĩ. Việc “quy tập,” co cụm tổ tiên về dải đất hẹp Phong Châu chính là phủ định cả cội nguồn lẫn giang sơn vĩ đại của giống nòi! Đó chính là cái tội chối bỏ lịch sử, cũng đồng thời chối bỏ nguồn cội!

Không chỉ vậy, khi làm việc này, họ tự tước đi của mình vũ khí mạnh mẽ chống lại những mưu toan xuyên tạc sử Việt. Họ từng biết, người Trung Hoa có cuốn sách “Thông sử thế giới vạn năm” hơn 5000 trang, phủ định toàn bộ lịch sử Việt Nam với những dòng ngạo mạn: “Khoảng 2000 năm TCN, bán đảo Đông Dương bước vào thời kỳ đồ Đá Mới… 1000 năm TCN, những bộ lạc cư trú quanh vùng sông Hồng Hà bắt đầu định cư..” Họ cũng biết, ông giáo sư người Mỹ Liam Kelley chống báng tới cùng sự hiện hữu của Kinh Dương Vương. Ông ta chỉ coi thủy tổ tộc Việt là do đám trí thức Hán hóa thời Trung đại dựa vào cổ thư Trung Hoa bịa tạc ra. Một trong những lý cứ khiến ông ta nghĩ vậy, chính là ở chỗ, truyền thuyết về Kinh Dương Vương phổ biến khắp Trung Hoa. Nếu cứ theo “sa bàn” như quý vị hoạch định hôm nay thì làm sao phản bác được vị giáo sư thông thái nọ? Nhưng nếu nắm được lịch sử trọn vẹn của tổ tiên thì ta có thể nói, chính chứng cứ ông học giả người Mỹ đưa ra đã chống lại ông ta! Đó là do, cộng đồng Việt vốn là khối thống nhất trên toàn Đông Á, cùng chung máu mủ, ngôn ngữ và văn hóa. Từ thời Chiến quốc, bị tan đàn xẻ nghé, người Việt mang theo truyền thuyết nguồn đi khắp nơi…

  1. Kết luận

Có một thời tăm tối, chúng ta được cổ thư Trung Hoa và những vị thầy Tây dạy rằng, người từ Trung Hoa xuống đồng hóa dân Annam mông muội. Dân Việt là lũ Tàu lai. Tất cả văn hóa Việt là sự bắt chước Trung Hoa chưa trọn vẹn. Người Việt không có chữ, phải mượn chữ Trung Hoa, tiếng Việt mượn 70% từ tiếng Hán… Hàng nghìn năm ta tin như thế!

Trong cái thời tăm tối ấy, chúng ta tìm mọi cách “thoát Trung” bằng việc viết ra lịch sử riêng của mình. Trong đó có những ý tưởng “quy tụ” tổ tiên về đất Phong Châu để tạo ra một cội nguồn, một lịch sử độc lập với phương Bắc. Ý tưởng như vậy được nuôi bởi bằng chứng là những ngôi mộ, ngôi đền, những cuốn ngọc phả… khiến không ít người tin vì có nguồn cội “thoát Trung”!

Nhưng sang thế kỷ này, nhờ khám phá khoa học, ta biết rằng, lịch sử đã diễn ra theo con đường ngược lại: tổ tiên ta từ xa xưa đi lên khai phá Trung Hoa và xây dựng trên toàn bộ Đông Á một nền văn hóa vĩ đại! Không những tiếng Việt, chữ Việt là chủ thể tạo nên tiếng nói và chữ viết Trung Hoa mà nền văn hóa Trung Hoa cũng được xây dựng trên nền tảng văn hóa Việt! Chính đó là cơ sở của ý tưởng từ lâu in sâu trong tâm cảm dân Việt: Trong khi các nhánh khác bị Hán hóa thì người Lạc Việt ở Việt Nam vẫn giữ được giang sơn, đất hương hỏa cuối cùng của tổ tiên.

Vì vậy, trong những “đồ án phục dựng lịch sử Việt” ra đời lâu nay thì việc sa bàn hóa, quy tập tổ tiên về đất Phong Châu là sai lầm tai hại nhất. Trong khi những phương án khác chỉ là những ý tưởng trên giấy thì “đồ án” này tác động sâu rộng không chỉ tới lịch sử, tâm linh mà tới cả cuộc sống dân tộc.

Theo thiển ý, nếu như có ngôi mộ nào sớm nhất của tổ tiên Mongoloid trên đất Việt thì chỉ có thể là mộ Lạc Long Quân ở Rào Rum-Ngàn Hống hay tại kinh đô Ao Việt!

Đáng buồn và đáng sợ là, những người “quy tập” tổ tiên về đất Phong Châu không ngờ rằng mình đang làm cái việc nguy hại tham bát bỏ mâm. Trong khi hất đi cái mâm thật, không chỉ đầy của cải quý giá mà còn có cả văn tự ghi quyền sở hữu giang sơn vĩ đại của tổ tiên xưa thì quý vị ôm lấy cái bát ảo! Cái mâm quẳng đi rồi, một khi cái bát được chứng minh là giả, không hiểu quý vị tính sao?!

 

Sài Gòn, Vu Lan năm Giáp Ngọ

__._,_.___

Friday, August 8, 2014

Dân biểu Mỹ kêu gọi trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

Thanh Trúc, phóng viên RFA - 2014-08-08


Công trình trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa Lô B5 tháng 7 năm 2014. Courtesy VAF
Hôm thứ Ba vừa qua văn phòng dân biểu liên bang Alan Lowenthal ở DC phổ biến bức thư của ông Lowenthal thảo với chữ ký của 18 đồng viện, yêu cầu Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng Mỹ nêu vấn đề với chính quyền Việt Nam về việc Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa có 16.000 mộ của binh sĩ tử trận miền Nam đang bị bỏ hoang phế lâu nay.
Hàn gắn và chứng tỏ sự hiểu biết
Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do, dân biểu Alan Lowenthal, đại diện dân cử California các thành phố từ Long Beach, Westminster,Garden Grove đến Anaheim vân vân… giải thích lý do ông chú ý đến Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa:
DB Alan Lowenthal: Có hai chuyện khiến tôi chú ý. Thứ nhất là một số cử tri trong đơn vị tôi làm đại diện báo cho tôi biết họ muốn lập một khu nghĩa trang tương tự như Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa ngay tại Quận Cam, Hoa Kỳ. Đó là lần đầu tiên tôi nghe đến chuyện ấy.
Tiếp đến, tôi được Vietnamese American Foundation Sáng Hội Việt Mỹ, gọi tắt là VAF, tổ chức đang hoạt động tích cực trong việc trùng tu nghĩa trang quân đội này, tìm cách liên lạc và tôi nhận lời giúp VAF là vậy.
Thanh Trúc: Thưa ông dân biểu, điều gì ông nghĩ có thể thuyết phục Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel lên tiếng với chính quyền Việt Nam liên quan đến việc sửa sang và trùng tu lại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa?
DB Alan Lowenthal: Nhiều điều lắm mà căn bản nhất thì đây là nơi yên nghỉ cuối cùng của 16.000 binh sĩ miền Nam đã ngã xuống trong cuộc chiến, trong lúc khu nghĩa trang nơi họ yên nghỉ đó vẫn đang bị bỏ phế.http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/congres-calls-resto-mil-cemetery-in-vn-tt-08082014110517.html/Alan-Lowenthal-250.jpg/image




Dân biểu Alan Lowenthal trong lần đến Đài Á Châu Tự Do trước đây. RFA PHOTO.
Quan trọng là các vị Bộ trưởng Kerry cũng như Hagel phải đề cập vấn đề tôi vừa nêu với chính phủ Việt Nam qua những vòng đối thoại song phương, bởi nếu có một nỗ lực hàn gắn khả dĩ nào giữa chính phủ Việt Nam với người dân của họ thì nỗ lực đó phải dựa trên sự phát huy nhân quyền, bảo vệ quyền con người cũng như tôn trọng nhân phẩm về mọi mặt. Đó là điểm chính yếu nhằm thúc đẩy Việt Nam chứng tỏ và thể hiện thiện chí hòa giải bằng thái độ tôn trọng quyền căn bản và phẩm giá con người.
Và tôi nghĩ cũng rất là quan trọng cho thân nhân cho gia đình của những người tử trận có thể sang trang và khép lại vết thương quá khứ.
Điểm thứ ba, tôi nghĩ, mà Ngoại trưởng Kerry và Bộ trưởng quốc phòng Hagel cần lưu ý lãnh đạo Việt Nam rằng những người nằm trong Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa này từng một thời là đồng minh của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đương nhiên phải đứng về phía đồng minh để yêu cầu Việt Nam tôn trọng những người bạn cùng hàng ngũ với mình.
Tóm lại, tất cả mọi việc như hàn gắn, chứng tỏ sự hiểu biết và chứng minh là quyền căn bản của người đã chết cũng được tôn trọng phải là những điều kiện tiên quyết trong tương quan Mỹ Việt.
Yêu cầu chứng tỏ thiện chí
Thanh Trúc: Cuộc chiến chấm dứt gần 40 năm, với người trong nước chừng như mọi chuyện đang rơi vào quên lãng, ông hy vọng bao nhiêu phần trăm khi nêu vấn đề Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa với nhị vị Bộ trưởng John Kerry vàChuck Hagel. Lại nữa, ông có tin là nhà cầm quyền Việt Nam sẽ chú tâm đến yêu cầu của ông hay không?
DB Alan Lowenthal: Xin hãy nhớ VAF tức Sáng Hội Việt Mỹ chính là tổ chức đã và đang tự mình cáng đáng phần lớn công việc liên quan đến Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Chúng ta không đòi chính phủ Việt Nam phải bỏ ra nhiều tiền cho công cuộc trùng tu này, chúng ta chỉ yêu cầu họ nhận biết và thấu hiểu việc làm của VietnameseAmerican Foundation Sáng Hội Việt Mỹ, yêu cầu họ chứng tỏ thiện chí giúp VAF hoàn thành trách nhiệm. Chuyện này không làm Việt Nam hao tốn gì hết, có chăng chỉ là sự cho phép và tạo điều kiện để VAF có thể trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa một cách thuận lợi nhất. Chính vì thế, tôi nhắc lại, quan trọng là ngoại trưởng Mỹ và bộ trưởng quốc phòng phải tích cực nêu vấn đề với phía Việt Nam, hãy nói với họ rằng nếu họ muốn bang giao Việt Mỹ phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn nữa thì nên bày tỏ thiện chí trong việc tôn trọng anh linh những người lính Việt Nam Cộng Hòa trong nghĩa trang bị hoang phế đó.
Thanh Trúc: Xin được hỏi ông dân biểu đôi chút về tiến trình thảo thư và vận động chữ ký 18 đồng viện lưỡng đảng mà ông đã làm hơn tháng nay?
DB Alan Lowenthal: Sau khi được VAF tiếp xúc thì chúng tôi đã soạn ngay thư gởi nhị vị bộ trưởng, sau đó yêu cầu 18 đồng viện Cộng Hòa cũng như Dân Chủ đồng ký tên. Đây là những vị đại diện dân cử thường quan tâm sâu sắc đến nhân quyền như dân biểu FrankWolf thuộc Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos, dân biểu Chris Smith, quán quân về vấn đề cải thiện và thúc đẩy nhân quyền cho Việt Nam, các dân biểu Gerald Conolly, Zoe Lofgren, James McGovern, Dana Rohrabacher cùng nhiều vị đại diện các tiểu bang khắp nước. Mọi người đều đồng ý rằng hành động hàn gắn vết thương chiến tranh mà chính phủ Việt Nam nên chứng tỏ qua việc cho trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là điều tiên quyết nếu muốn tương quan với người Việt bên ngoài được tốt đẹp hơn.
Thanh Trúc: Sau cùng ông đánh giá thế nào về công việc của VAF Sáng Hội Việt Mỹ tính đến lúc này?
DB Alan Lowenthal: Họ đang nắm vai trò chỉ đạo trong việc chăm sóc mồ mả và sửa sang lại bộ mặt tàn phế của Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Đó là lý do tôi quyết định ủng hộ tổ chức này. Tôi cũng lấy làm vinh dự là người khởi xướng và vận động các vị dân biểu hai đảng trong quốc hội ký vào lá thư gởi cho Ngoại trưởng Kerry và Bộ trưởng quốc phòng Hagel mà chúng ta đang đề cập tới nãy giờ.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn dân biểu Alan Lowenthal.

Wednesday, August 6, 2014

Phóng sự bằng hình Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH Kỳ VIII.



Xin chuyển đến Quý Vị, Quý NT và CH...

Xin mời Quý Vị theo dỏi ,để tường...


BMH
Washington, D.C 



Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, 
Người Thương Binh VNCH Kỳ VIII


By Van Hoa Nblv · Updated 12 hours ago · Taken at Garden Grove, Orange County, California.

Little Saigon (VanHoaNBLV) - Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt đã ghi lại một số hình ảnh về Đại Nhạc Hội Ngoài Trời Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH Kỳ VIII đã được khai mạc vào trưa ngày Chủ Nhật 3 tháng 8 năm 2014 tại Sân Vận Động Trường Trung Học Bolsa Grande, 9401 Westminster Ave., thuộc thành phố Garden Grove, Miền Nam California, Hoa Kỳ.



10592817_10201568348610607_6974316660711364466_n.jpg



10407277_10201568342450453_1987916031786211249_n.jpg



1927920_10201568343090469_9085473201859545399_n.jpg



Xin click vào link dưới đây:

 






51A9BE59-7C73-4FA5-A8D8-C6F610517112

10E0B0AD-B0B0-4789-A5EF-F692A08B1CD7

BD085F33-486F-4E53-A0FB-9DBEF00583D2

Tuesday, August 5, 2014

Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ Alan Lowenthal Kêu Gọi Trùng Tu Nghĩa TrangQuân Đội Biên Hòa, Việt Nam.

Kính gởi Quý Vị ở quốc nội và Hải ngoại,
 
Kính chuyển đến quý Vị bức thư của Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ, Alan Lowenthal gởi hai vị bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao của Hoa Kỳ hồi tuần rồi, Dân Biểu Liên Ban Lowenthal cùng  mười tám vị Dân Biểu đồng viện gồm hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đã ký tên vào bức thư, nội dung bức thư kêu gọi Bộ Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel và Bộ Trưởng Ngoại Giao John Kerry đặt vấn đề trùng tu và bảo trì Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa  ở Việt Nam trong những cuộc đàm phán song phương với chính quyền Việt Nam.
 
 Bức thư đã được phổ biến từ văn phòng Dân Biểu Liên Bang tại Washington, D.C.
 





 
Kính chúc quý vị luôn khỏe và bình an.
 
Kính chào quý vị
 
Kính thư,
 
 
Chiêu Nguyễn
Trưởng nhóm Gia Đình Tử Sĩ VNCH và thành viên hội VAF.

Sunday, August 3, 2014

Vợ Anh TPB: Vui Vì Anh Đã Được Trả Lại Danh Dự

Vợ anh TPB: Vui vì anh đã được trả lại danh dự


VRNs (04.08.2014) – Sài Gòn - Anh Nguyễn Văn Xúp, sinh năm 1951vừa mất lúc 21g15 tối 25.07.2014 tại bệnh viện Chợ Rẩy, Sài Gòn, quan tài được đưa về căn nhà nằm trong hẻm của một khu lao động nghèo bên quận 8, số 5C.26 Đường Nguyển Duy, Khu Phố 1, Phường 9, Quận 8, Sàigòn.

Anh Xúp là một thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), cấp bậc: Hạ sỉ. Đơn vị cuối cùng: Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 46 thuộc Sư đoàn 25 Bộ Binh.Bị thương tại chiến trường Hậu Nghĩa năm 1970.

Anh Xúp từ nhỏ đã bỏ quê vào Saigon kiếm sống, không có thân nhân, ít bạn bè. Đến lúc sa cơ thất thế không biết trông cậy vào ai. Không có bảo hiểm y tế, khi bệnh phải chạy tiền mua thuốc. Gần đây sau nhiều lần phát bệnh, Bác sỉ đã cho biết: “Trong cơ thể của anh còn nhiều chất độc hại thời chiến tranh, lúc còn trẻ có thể lướt qua, nhưng nay lớn tuổi thì phát tác”.

 
140804001

Giấy tờ cũ của anh đã mất hết, vì vậy trong suốthơn 40 năm qua, chỉ một lần duy nhất có một chiến hửu giới thiệu đến một ân nhân khi về thăm Việt Nam cho anh 100 USD, cách nay đã 04 năm rồi thôi, không có gì nữa, anh Xúp cho biết như thế. Còn về phía các hội đoàn hải ngoại, họ đòi hỏi phải có giấy tờ chứng minh, nhưng anh đã bị mất hết giấy tờ nên đành chịu vậy thôi.

Đối với người bị cụt hai chân như anh rất cần một chiếc xe lắc tay, nhưng chưa bao giờ được có, suốt bao nhiêu năm qua anh chỉ di chuyển bằng hai cái đòn ngồi.

Anh Phạm Trung Hiếu, một cựu quân nhân Sư đoàn 18, là người có tâm huyết, chuyên giúp đở các Thương Phế Binh, khi biết được hoàn cảnh anh Xúp,đã hỏi:

“Nếu có một chiếc xe lắc tay, anh có xử dụng được không ?”

Anh không nói nên lời, chỉ gật đầu với đôi mắt rực sáng, cứ như điều nghe nói chỉ là ước mơ không bao giờ thành hiện thực.

Vợ anh Xúp, chị Lê Thị Tiền rửa chén mướn cho một quán bán hủ tiếu. Địa chỉ nhà anh Xúp thật ra cũng lấy của nhà hàng xóm kế bên.

Sáng ngày 27.07.2014, đến viếng đám tang anh Xúp với tư cách là một chiến hữu, chúng tôi hỏi chị:“Một người vợ vừa mất chồng, chị nghĩ thế nào hay có ý kiến gì không?”

Chị lại trả lời: “Dạ, em rất vui, tôi giật mình,vì câu trả lời, nhưng chị nói tiếp:

“Em vui mừng lắm, vui nước mắt chảy luôn đó, anh cho gởi lời cám ơn đến các cha ở nhà thờ Chúa Cứu Thế. Nhà em nghèo lắm, nghèo đến nỗi ảnh bệnh không có tiền chửa trị phải nằm nhà chịu chết, may nhờ anh Hiếu giúp kêu cứu và rồi ảnh được đưa đi bệnh viện, đến khi ảnh mất lại được các cha và các anh em giúp đở chu toàn. Nhất là nhiều anh em bạn lính cũ mà em chưa hề biết như anh cũng đến thăm”.

Chị Tiền nhấn mạnh: “Vui vì anh đã được trả lại danh dự”.

Chị kể thêm: “Sau 1975, dù anh bị thương tật cụt hai chân nhưng họ cũng rất ghét vì anh là lính chê độ cũ. Nhớ lại lần bầu cử đầu tiên năm 1976, chiều tối trước ngày bỏ phiếu anh đi ngang qua phòng phiếu thì có mấy đứa nhỏ chơi đá banh văng vào phòng phiếu, họ liền bắt anh nói là do anh xúi dục, họ đòi tử hình về tội phá hoại bầu cử, chị năn nỉ lạy lụt họ tha, nhưng anh cũng bị nhốt hết một tháng trời”.

Điều trân trọng và đáng phục nhất ở người phụ nữ này là chị làm vợ anh vào năm 1972, sau khi anh đã bị cụt hai chân.

 
140804002

Vợ chồng anh Xúp có hai con, nhưng vì hộ khẩu của anh ở quênên các con đều lấy theo họ mẹ, và cũng vì gia đình quá nghèo, nên các con chưa học hết cấp 1,đều phải đi làm phụ giúp gia đình. Con trai lớn của anh chị là Lê Công Danh sinh năm 1972, hiện phụ bán với chủ vựa cá.Người con kế làLê Anh Tăng, sinh năm 1975 hiện làm phụ hồ.

Cháu Lê Anh Tăng nói về đám tang ba mình:

“Dạ, con rất mừng, rất hãnh diện khi ba chết có nhiều người bạn chế độ cũ đến thăm rất đông, nhưng con cũng thắc mắc sao lúc ba còn sống lại ít người đến”.

Chúng tôi phải giải thích thắc mắc này cho cháu Tăng. Lý do trước kia ít người đến là vì ba của cháu không giử liên lạc với bạn bè, còn những người bạn biết đến với ba cháu họ cũng không đưa thông tin đến mọi người, và gia đình cũng không tìm hiểu liên lạc giúp ba, thậm chí vào cuối tháng tư 2014 vừa qua khi nhà thờ Chúa Cứu Thế tổ chức Ngày Tri Ân Thương Phế Binh, ba cháu cũng không đến đăng ký, mãi sau này được anh Hiếu báo cho biết trường hợp khó khăn của ba cháu, yêu cầu giúp đở thì chúng tôi mới biết.

Nhà anh Xúp diện tích chỉcở 10m2, ngang khoảng 2,5m, dài khoảng 4m, trước kia là một hố sình lầy trong khu ổ chuột. Gia đình anh tự đổ đất, che chòi ở đại, bị đuổi nhiều lần, nhưng cứ ở liềuở lì, sau này không bị đuổi nữa, từ từ nhàđã được lợp tôn, đóng vách ván,nhưng không được cấp số nhà.Căn nhà nhỏ đến nỗi không có nhà vệ sinh, phải đi nhờ nhà hàng xóm. Cửa nhà chỉ rộng hơn một mét, nên quan tài anh Xúp đã chiếm trọn cửa, và đầu quan tài cũng ngang với mặt vách, bàn thờ phải đặt ra bên ngoài lối đi.

 
140804003

Anh Xúp không có điện thoại bàn,điện thoại di động lại càng không, vì vậy khi anh Hiếu đưa thông tin ra bên ngoài kêu gọi, có người hỏi số điện thoại của anh Xúp nhưng làm gì có để cho.

Niềm vui vì danh dự người linh được tôn trọng đã đến với gia đình anh Xúp, nhưng còn rất nhiều gia đình khác vẫn đang phải ở trong sợ hãi và khinh miệt do chính sách của nhà đương quyền lên án những người linh chế độ cũ là ngụy quân ngụy quyền, mặc dù họ chẳng làm gì xấu, và nhất là thân thể của họ đang là những người tàn tật nặng nề.

HUỲNH CÔNG THUẬN

Học viên truyền thông Khóa Sài Gòn, tháng 07.2014

Friday, August 1, 2014

BAN TIN CUA TCDV - Tiếng Việt Còn; Nước Việt Còn - VAN HOA VN KHAC VAN HOA TAU - LUU TRUNG KHAO.

BAN TIN CUA TAP CHI DAN VAN

DANVAN MAGAZINE

POSTFACH 50 01 62

44871 BOCHUM – GERMANY          

Email: tapchidanvan.80@gmail.com

----------------------------------------

 

KHÔNG VỀ VIỆT NAM NẾU CÒN VIỆT CỘNG (KVVNNCVC)

MUỐN CHỐNG TÀU CỘNG PHẢI DIỆT VIỆT CỘNG (MCTCPDVC)

MUỐN DIỆT VIỆT CỘNG PHẢI DIỆT VIỆT GIAN (MDVCPDVG)

 

(XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI - CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)

----------------------------------------------------------------------------------------

LTS: Góp một ý kiến nhỏ:

Tôi nghĩ rằng, bọn đang đô hộ nước VN, đâu phải là người VN, vì chúng đã gia nhập Đệ Tam QT Cộng Sản, mà cốt lõi của chủ nghiã CS là tam vô: Vô Gia Đình, Vô Tổ Quốc, Vô Tôn Giáo.

Bọn chúng từ HCM cho đến mấy triệu đảng viên  CSVN đều là bọn vô tổ quốc, chúng đâu còn coi tổ quốc VN là tổ quốc của chúng.

Bây giờ 2 thằng CS đánh nhau, chúng ta là người VN, có quyền ủng hộ một thằng, một thằng đang đô hộ đồng bào của chúng ta, một thằng thì đang chuẩn bị xâm lược, và phải tiêu diệt thằng đang nắm quyền thì chúng mới đặt được ách thống trị thay thằng đàn em mất dậy.

Thằng CS nào đô hộ thì đều làm khổ người dân VIệt Nam.

Nhiều người đã quên, đối với hệ thống cộng sản, không có việc “cho không” một cái gì, Trung Cộng đã giúp Việt Cộng đánh thắng trận Điện Biên Phủ, chiếm được nửa nước VN, rồi chúng còn tiếp tục giúp “công của” cho VC chiếm được nước VNCH.

Sau 30.04.1975, bọn VC đã chở về Hà Nội bao nhiêu của cải của người dân miền Nam, kể cả 16 tấn vàng của VNCH, sao chúng không dùng số vàng này để trả bớt nợ cho thằng thầy Bắc Kinh của chúng, mà bọn Bắc Bộ Phủ đã phải cắt đất, cắt biển để khấu trừ vào cái nợ “giúp đỡ” xâm chiếm miền Nam VN.

Chưa trả đủ nợ, còn tính “quịt” nợ nên bị thằng Thầy dạy cho một bài học năm 1979, nay Thầy đem giàn khoan vào thềm lục địa VN để khai thác dầu hoả, nếu có dầu thì sẽ trừ bớt vào số nợ còn lại.

Thêm nữa, năm 1958, Phạm Văn Đồng đã ký cái công hàm xác nhận chủ quyền vùng biển của thằng Thầy Bắc Kinh, thì nay đám hậu duệ biết “ăn nói làm sao” nên các nước Asean đâu có nước nào bênh vực bọn “điếm đàng” cộng sản Hà Nội.

Bây giờ chỉ còn một cách duy nhất, thay đổi thể chế, mới vận dụng được lực toàn dân và sự ủng hộ của quốc tế. Còn bọn điếm đàng này cầm quyền thì chắc chắn VN sẽ bị thôn tính, trở thanh một tỉnh của tàu khựa, lần này bọn Bắc Kinh sẽ làm khác cha ông của chúng, thay đổi sách lược, ngược giòng lịch sử, đô hộ VN cả ngàn năm mà không đồng hoá được, ta vẫn là ta, tàu vẫn là tàu.

(Tạp Chí Dân Văn).

 

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Tiếng Việt Còn; Nước Việt Còn

 

Văn Hóa Việt Nam Khác Văn Hóa Tàu
Tác Giả: GS Lưu Trung Khảo

Trong các yếu tố để dân tộc ta tồn tại được, để dân tộc ta được độc lập, để dân tộc ta thoát khỏi cái gọng kềm, cái móng vuốt của Bắc phương, thì cái yếu tố rất quan trọng là yếu tố Văn Hóa.

Chính là nhờ yếu tố Văn Hóa này, mà chúng ta mới giữ được sự độc lập về tư tưởng cũng như văn chương ngôn ngữ và các phương diện khác.

Quan niệm về vương quyền và tổ chức đất nước của ta khác người Trung Hoa. Họ quan niệm rằng vua là thiên tử, là con Trời, được Trời sai xuống để cai trị muôn dân. Và vì thế cho nên họ có quyền sinh quyền sát (giết) và quyền tổ chức hoàn toàn theo ý muốn của đấng thiên tử tức là con Trời. như văn chương ngôn ngữ và các phương diện khác.

Quan niệm tuyệt đối trung thành với ông vua là quan niệm phổ cập trong xã hội phong kiến Trung Hoa. Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu, vua sai bảo bầy tôi chết thì bầy tôi phải chết, nếu không chết là bất trung. Cha bảo con chết, con không chết là con bất hiếu. Chính quyền đó được "tập trung" và người ta có quan niệm "trung quân là ái quốc". Nhưng người Việt Nam chúng ta không quan niệm như vậy.

Theo quan niệm của người Việt Nam chúng ta, Quốc tổ như đằng lạc, đất nước giống như dây mây quấn vào với nhau chặc chẽ, không phân biệt vua tôi hay thứ dân gì hết. Tất cả đều là một mối để tạo thành đất nước. Vua Trần Nhân Tông đã họp các bô lão lại tại Hội nghị Diên Hồng để hỏi ý kiến toàn dân là nên hòa hay nên chiến. Tất cả các bô lão đều thưa: Quyết Chiến! Đấy là một thứ quốc hội sơ khai của Đất Nước chúng ta.

Nhìn vào cách tổ chức làng xã ở Việt Nam, thì chúng ta thấy rằng chế độ làng xã đó là những nước cộng hòa nhỏ bé, họ có thể đặt ra những luật lệ cho riêng trong làng, với các bản hương ước ở trong làng. Cho nên trong thành ngữ Việt Nam mới có câu "phép vua thua lệ làng". Phép tắc của vua nhu khi đến các lũy tre phải dừng lại, nếu trái với với những luật lệ ở trong làng.

-- Một nhà nghiên cứu người Pháp đã nói rằng đồng bằng sông Hồng Hà được kết hợp bởi 800 tiểu quốc cộng hòa. Bởi vì trong những tiểu quốc đó, sau những lũy tre xanh đó người ta có những luật lệ, và những luật lệ đó nhiều khi trái với những luật lệ của triều đình.

-- Chính vì thế mới có một bài vè, vào thời Vua Minh Mạng, nhà vua muốn thống nhất y phục, cho nên đã ra lệnh cho phụ nữ phải mặc quần. Mà phụ nữ ở miền bắc thì thường mặc váy. Thế cho nên trong ca dao mới có một bài diễu cái chỉ dụ của nhà vua:

Chiếu vua mồng sáu tháng ba

Cấm quần không đáy người ta hãi hùng

Không đi thì chợ không đông

Đi thì lột lấy quần chồng sao đang?

Có quần, ngồi quán bán hàng

Không quần ra đứng đầu làng xem quan

Thành ra cái chỉ dụ đó, tuy ra, mà không có hiệu lực. Cho đến thời chúng tôi còn ở lại miền Bắc thì chúng tôi vẫn còn thấy phụ nữ miền Bắc mặc váy, thay vì mặc quần.

-- Người Trung Hoa có quan niệm về nam nữ và đời sống gia đình cũng khác biệt. Tại Trung Quốc, thì người ta tôn trọng nam quyền. Người ta gọi là "nam tôn nữ ti", tức là người nam thì được tôn trọng, còn người phụ nữ ở địa vị thấp hèn. Sinh được người con trai để nối dõi tông đường là quý. Có một người con trai cũng kêu là có, sinh 10 người con gái cũng coi như không. Bởi con gái là con người ta, con trai mới nối dõi tông đường, phụng thờ Tổ Tiên, thì mới coi là có con.

-- Chuyện nam nữ Trung Hoa cũng cách biệt nhau ngay trong gia đình. Con gái Trung Hoa tới tuổi cập kê là phải ở riêng. Ở Việt Nam, nam nữ tuy không được bình quyền 100% như thời đại bây giờ, nhưng nữ quyền đã được tôn trọng. Bộ Luật Hồng Đức có quy định những điều bắt người đàn ông không có quyền ly dị vợ. Có 7 điều không cho phép người đàn ông lydị vợ, khi người vợ đã chịu tang bố mẹ chồng 3 năm, khi người vợ giúp cho ghé đến nhà chồng từ lúc nghèo đến lúc giàu sang phú quý..

-- Những chi tiết như vậy chứng tỏ rằng Việt Nam rất trọng nữ quyền, như pháp luật đời Hồng Đức. Người chồng cũng không được phép lydị vợ nếu người vợ không có chỗ nào nương tựa. Theo luật, chúng ta thấy người Việt Nam tôn trọng nữ quyền, coi nữ quyền không thua gì nam quyền cả.

-- Chúng ta thấy mối liên hệ nam nữ của người Việt Nam được giữ trong vòng lễ giáo, không có sỗ sàng, rất là lãng mạng, rất là tế nhị, và ở trong vòng đạo lý. Nếp sống luân lý của người Việt Nam có tính cách nhân bản hơn, không bị gò bó một cách quá cứng rắn chặc chẽ không tuân thủ được như là ở bên Trung Hoa.

-- Về ngôn ngữ văn tự của ta cũng khác với người Trung Hoa. Người Việt Nam đã dùng chữ Nôm từ thế kỷ thứ 11, 12. Do nhu cầu. Không phải người Việt Nam ai cũng tên là Bạch Ngọc, Cẩm Hường, Hùng Dũng, Anh Hào vân vân. Còn những tên như là Thị Mít, Thị Xoài, Thị Nở, Tám Kèo, Tư Cột...chẳng hạn. Những cái tên đó, chữ Hán không có để viết. Những cái tên như thôn Miễu thôn Mường của người Việt Nam thì không có chữ để viết. Do đó người ta phải tạo ra một số chữ để ghi âm các chữ Việt Nam đó.

-- Về thực tế, cần phải có một thứ chữ để ghi âm tiếng Việt. Chữ Hán không có đủ để ghi các âm đó, cho nên Tổ Tiên ta đã phát minh ra một thứ chữ mới. Thứ chữ mới này một phần mượn chữ Hán, một phần khác do các cụ sáng tạo ra, chế ra, gọi là chữ Nôm. Chữ Nôm đó sau này được các cụ dùng để sáng tạo thi văn.

-- Những từ ngữ mà chúng ta đang nói như là "chính trị khoa học triết học kỹ thuật" là những từ ngữ chúng ta mượn của người Trung Hoa và chúng ta phiên âm theo Tiếng Việt. Những từ ngữ này, sau này, đến thời Việt Cộng thì họ đã lạm dụng một cách quá đáng.

-- Mặc dù rằng nhà cầm quyền hô hào là phải làm cho Tiếng Việt trong sáng, nhưng trái lại, nếu chúng ta có dịp đọc những báo cáo chính trị của bộ chính trị trong những kỳ đại hội, thì chúng ta thấy hầu như là họ viết những bài diễn từ đó từ đầu đến cuối toàn là những từ ngữ Hán Việt ! Có nhiều từ ngữ rất là xa lạ với người Việt Nam, mà người Việt miền nam chúng ta không quen dùng!

-- Chẳng hạn như chữ "sự cố kỹ thuật". Sự cố là gì ? Là việc. Vì "lý do kỹ thuật" là được rồi, họ bày đặt bắt chước Tàu mà dùng chữ "sự cố kỹ thuật"! Hay là "khẩn trương lên". Khẩn trương lên là "nhanh lên", có gì đâu, dùng tiếng Việt cũng được, nhưng mà họ (Việt Cộng) lại cắt (cắc) cớ bày ra là "khẩn trương"! Rồi ghi danh học thì gọi là "đăng ký", rồi khai triển trong quy mô lớn, thì họ gọi là "triển khai đại trà" ... Tất cả những lề lối dùng chữ bắt chước Tàu một cách vô lối như vậy đã làm cho Tiếng Việt nhiều khi trở nên khó hiểu và ngớ ngẩn.

-- Chúng ta đã có những kho từ ngữ rất là phong phú. Có đủ từ ngữ để diễn tả, và có những từ ngữ văn hoa, xác đáng, chính xác, để mà diễn tả mọi sự, mọi tình huống. Nhưng mà họ (Việt cộng) lại làm ra vẻ khác đời khác người. Thí dụ từ trước chúng ta vẫn dùng "thuỷ quân lục chiến", họ dùng "lính thủy đánh bộ", máy bay trực thăng thì "máy bay lên thẳng", hoả tiễn thì là "tên lửa" , hàng không mẫu hạm thì là "tàu sân bay". Tất cả những điều nô lệ Tàu, hoặc cải cách một cách vô lối như vậy, đã làm cho Tiếng Việt trở thành ra ngô nghê và nhiều khi nặng mùi Trung Quốc!

-- Phép đặt câu trong Tiếng Việt cũng thật là đặc biệt. Chúng ta có lối phát âm cũng như lối đặt câu có thể thích hợp với ngôn ngữ quốc tế. Người Trung Hoa cũng có cố xem, để bắt chước, để mà sửa đổi chữ viết, nhưng mà cũng không sửa đổi được. Tôi nhớ là năm 1958 khi Mao Trạch Đông cầm quyền được 9 năm thì có lập một ủy ban nghiên cứu, La Mã hóa chữ Trung Hoa, và họ đã nghiên cứu Tiếng Việt và đặc biệt là các dấu giọng của Tiếng Việt để áp dụng vào việc La Mã hóa chữ Trung Hoa. Nhưng mà không nổi, bởi vì chữ Trung Hoa có rất nhiều chữ đồng âm, và chương trình đó bị thất bại.

-- Chúng ta nhìn nhận rằng trước khi chúng ta có chữ Nôm, chữ Nôm khó, bởi vì phải thông chữ Hán thì mới biết chữ Nôm. Rồi chúng ta có được món quà, có được một thứ "quốc bảo" do các giáo sĩ Tây Phương mang lại: đó là chữ Quốc Ngữ mà bây giờ chúng ta đang dùng. Dễ học, dễ nhớ và dễ phổ biến.

-- Thế nhưng mà sau này thì người ta lại cố tình làm cho Tiếng Việt thêm khó khăn, bày đặt ra, tạo ra những từ ngữ chẳng có nghĩa lý gì cả! Thành ra chúng ta thấy Tiếng Việt bây giờ ở trong nước Việt Nam, nhất là đọc các báo điện tử, chúng tôi thấy có nhiều bài viết có những từ ngữ rất khó hiểu!

-- Chính người Pháp cũng phải ngạc nhiên rằng một dân tộc đã bị ngoại thuộc Tàu hơn 1000 năm, bị (Tàu) dùng đủ mọi biện pháp để đồng hóa. Minh Thành Tổ đã hạ lệnh cho các quan lại không sang xâm chiến Việt Nam thì phải tìm đủ mọi cách tiêu hủy mọi di sản văn hóa Việt, không được để một mẫu (mẩu) giấy có chữ do người Việt Nam viết. Các bia ở các đình chùa cũng phải (Tàu) đập phá. Các đình chùa miếu mạo cũng phải đập phá cho mà chết. Chỉ có các sách Trung Hoa là còn để lại.

-- Cái âm mưu đồng hóa đó, chúng ta thấy từ thời Mã Viện khi họ tịch thu các trống đồng, khi họ bắt người Việt phải tuân theo luật Hán. Rồi lại còn dựng các cột đồng "đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt", để cho người Việt Nam khi mà qua đó thì có người phải bỏ một nắm đất nắm sỏi vào đó, để cho cột đồng khỏi đổ.

-- Cái âm mưu đồng hóa đó, sau này chúng ta còn thấy ở Sĩ Nhiếp, Tích Quang, Nhâm Diên. Có những người ca ngợi là những người này chịu ảnh hưởng của người Hán, ca ngợi đó là những văn quan có đức, đã đem văn hóa Trung Hoa mà truyền bá cho Việt Nam, mà không nghĩ rằng đó là những âm mưu ác độc của người Trung Hoa muốn đồng hóa dân ta! Cũng như họ đã đồng hóa biết bao tộc Việt khác ở phía nam sông Dương tử!

-- Trong số những dân tộc phía nam sông Dương tử thuộc dòng Việt như Mân Việt, Ưu Việt bị đồng hóa, thì chỉ riêng giống dân Lạc Việt là hậu duệ này là họ không đồng hóa nổi mà thôi! Chúng ta vẫn giữ được ngôn ngữ, chúng ta vẫn giữ được phong tục. Chúng ta vẫn giữ được nếp sống văn hóa. Và nếp sống văn hóa đó sẽ là yếu tố rất là quan trọng để giữ được bản sắc dân tộc.

-- Trong bài Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi có viết rằng "dẫu cường nhược có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có" (tuy cường nhược thì hữu bất đồng, nhi hào kiệt thế vị thường phạp), chúng ta đối với Tàu có lúc cường lúc nhược, nhưng mà hào kiệt của chúng ta không bao giờ thiếu.

-- Mặc dù rằng có những lúc "nhân tài như lá mùa thu" nhưng mà cuối cùng, người Việt chúng ta cũng vượt (việt), vượt khổ, vượt khó, đứng lên! Có lúc vác cần câu mà đánh giặc, nhưng mà lúc nào cũng "gắn bó một lòng phụ tử , rót rượu ngọt để khao quân".

-- Do vậy mà cuối cùng, nền độc lập đã dành lại được. Hiện giờ, chúng ta biết, ở Biển Đông, người Trung Hoa ngang ngược, ngang nhiên chiếm Hoàng Sa năm 1974 và chiếm Trường Sa năm 1984. Và đã sát hại biết bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa cũng như lính của cộng sản Việt Nam! Rồi bây giờ ở ngoài Biển Đông, cái "lưỡi bò", tức là đường dây ranh giới trên mặt biển mà người Trung Hoa vẽ ra, đã ngăn cản không cho ngư phủ Việt Nam ra đánh cá ở Biển Đông.

-- Chúng ta thấy có những tàu Việt Nam đã bị những tàu hải quân Trung Quốc bắt mang về đòi tiền chuộc, không khác gì hành động của bọn hải tặc bắt cướp thuyền để đòi tiền chuộc. Thêm nữa, có những tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đã bị tàu tuần cảnh của hải quan Trung cộng húc chìm. Rồi họ bỏ mặc cho ngư dân Việt Nam ngoi ngóp giữa biển. Nếu không có các tàu khác cứu kịp thì tất cả các ngư dân đó bị làm mồi cho cá biển.

-- Việc khai thác mỏ dầu lửa ở Biển Đông cũng bị Trung cộng tìm mọi cách ngăn cản. Những bãi, những mỏ, như Tư Chính ở Côn Sơn từ trước đến giờ là thuộc chủ quyền Việt Nam, không bao giờ có các vấn đề khó khăn đặt ra, nhưng mà bây giờ khi thăm dò dầu khí ở đó là bị Trung cộng ngăn cản.

-- Đất Nước bị áp bức, bị chiếm đoạt ở trên mặt biển, trên các hải đảo, ở đất liền và việc cắm mốc ở biên giới đã mang đến cho Trung cộng rất nhiều lợi lộc. Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, và biết bao nhiêu đất ở Hà Giang, ở Cao Bằng, ở Lạng Sơn, ở Lai Châu... đã bị Trung Quốc chiếm đoạt. Đường biên giới chạy lui về phía Việt Nam, khiến cho bây giờ chúng ta muốn coi ải Nam Quan thì phải xin hộ chiếu sang Trung Quốc thì mới coi được!

-- Chúng ta mất rất nhiều đất ở dọc biên giới. Không những thế, sự ngang nhiên láo xược của công nhân Trung Hoa ở ngay trên Đất Nước chúng ta cũng là một vấn đề tủi nhục, mà nhà cầm quyền Việt Nam đã nhắm mắt làm ngơ! Có những làng được dựng lên, của công nhân Trung Quốc sang khai thác ở Việt Nam. Trong các làng đó, các quán văn nghệ, quán nước, hàng ăn, đều dùng chữ Trung Hoa để đề tên các bảng. Bảng tên đường cũng đã dùng chữ Trung Hoa.

-- Tôi nhớ năm 1945 khi quân của Tưởng Giới Thạch kéo qua để tước khí giới quân đội Nhật, thì Hà nội cũng đã đề các bảng tên bằng chữ Hoa, nhưng đó là trên những bảng gỗ chiều dài khoảng độ 30 cm, chiều dọc khoảng 10 cm, đóng một cách thô sơ để chỉ cho các quân tàu biết mà khỏi lạc đường. Chứ không có tính cách như là bảng chỉ đường hiện giờ mà chúng ta thấy ở các làng ở tây nguyên (cao nguyên trung phần) mà dân Trung cộng đang trú đóng.

-- Ngoài chuyện khai thác bauxite ở tây nguyên ra, theo tiến sĩ Mai Thanh Truyết, thì còn có thể Trung cộng đang khai thác Uranium là một nguyên liệu rất cần thiết để chế tạo nguyên tử, rất cần dùng trong kỹ nghệ mới của thời hiện đại, vừa dùng để làm vũ khí, còn có thể dùng cho điện năng.

-- Không những ở tây nguyên, mà còn dọc theo duyên hải trung phần, từ Đà Nẵng tới Hội An, có nhiều làng người Hoa làm chủ và đã thuê công an đứng gát! Chỉ có người Trung Hoa mới được phép vào làng đó, người Việt Nam thì không được phép.

-- Thành ra nhà cầm quyền Việt Nam, chúng ta thấy chẳng khác gì cái bọn làm mướn hoặc tay sai của Trung Quốc! Điều đáng lưu ý, là giữa nhà nước này với nhà nước khác thì không bảo được nhau. Nhưng mà với nhà nước cộng sản Trung Hoa mà chỉ thị cho đảng cộng sản Việt Nam thì đảng cộng sản Việt Nam nghe lời tăm tắp!

Source: google

 

 

__._,_.___


Posted by: Bao Dang <bddang@yahoo.com>