Sunday, October 13, 2013

BAN TIN CUA TCDV - Tường Trình Hội Thảo Trùng Tu NTQĐBH

BAN TIN CUA TCDV - Tường Trình Hội Thảo 

Trùng Tu NTQĐBH

(sưu tầm)

------------------------------------------------------
BAN TIN CUA TAP CHI DAN VAN
DANVAN MAGAZINE
POSTFACH 50 01 62
44871 BOCHUM – GERMANY
----------------------------------------

KHÔNG VỀ VIỆTNAM NẾU CÒN VIỆT CỘNG (KVVNNCVC)
MUỐN CHỐNG TÀU CỘNG PHẢI DIỆT VIỆT CỘNG (MCTCPDVC)
MUỐN DIỆT VIỆT CỘNG PHẢI DIỆT VIỆT GIAN (MDVCPDVG)

(XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI - CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)
---------------------------------------------------------------------------------------------

LTS: Đây là bản tường thuật đầy đủ nhất của anh ĐĂNG HUỲNH, không phải là ký giả, chỉ là một người tham dự buổi hội thảo, toà soạn TCDV chân thành cảm tạ anh Đăng Huỳnh và phổ biến rộng rãi trên toàn cầu, để qúy vị còn quan tâm đến vấn đề trùng tu NTQĐBH, hiểu rõ sự việc hơn, tránh những điều vu chụp cho người có thiện tâm…(TCDV).
---------------------------------------------------------------------------------------------

Kính thưa Quý Độc Giả,

Cũng giống như quý vị qua diễn đàn internet tôi nhận được thông báo về buổi hội thảo Trùng Tu NTQĐBH tại địa chỉ: Center for Training and Career, 749 Story Road, San Jose, CA 95122.  Do Liên Hội Cựu Quân Nhân Bắc California tổ chức với sự tham dự của Đại Tá Lục Quân Hoa Kỳ Tôn Thất Tuấn với tư cách cá nhân là quân nhân Mỹ gốc Việt và ông cựu Thiếu Tá Thiết Giáp Binh Nguyễn Đạc Thành, đương kiêm Chủ Tịch Vietnamese American Foundation (viết tắt là VAF).

Ông Hoàng Thưởng, SQTBTĐ phụ trách vai trò MC và một cựu Nhảy Dù phụ trách âm thanh và âm nhạc. 
Đúng 13:40 phút trưa ngày 20 tháng 7 năm 2013, ông Lê Đình Thọ bước lên sân khấu chào quan khách tham dự và buổi hội thảo bắt đầu với nghi thức chào quốc kỳ Mỹ-Việt, nghi lễ mặc niệm để tưởng nhớ tổ tiên dựng nước, những anh hùng hy sinh giữ nước và hợp ca bài Chiến Sĩ Vô Danh do cựu Nhảy Dù phụ trách phần âm nhạc.  Ban điều hợp tuyên bố lý do buổi hội thảo, ông MC Hoàng Thưởng giới thiệu quan khách, ban điều hợp và thuyết trình đoàn. 

Ban điều hợp.  
Ban điều hợp ngồi một nửa phải của sân khấu đối diện khách tham dự.  Từ trái sang là cựu Hải Quân Đại Tá Trần Thanh Điền, cựu Trung Tá Lực Lượng Đặc Biệt Đỗ Hữu Nhơn, mũ xanh Nguyễn Thanh Long và ông Phan Tấn Đạt Chiến Tranh Chính Trị

Ban thuyết trình đoàn.
Thuyết trình đoàn ngồi nửa trái của sân khấu, đối diện với khách tham dự, từ trái sang Đại Tá Lục Quân Tôn Thất Tuấn và cựu Thiếu Tá Thiết Giáp Binh ông Nguyễn Đạc Thành, người thành  lập chương trình Đưa Người Tử Sĩ Trở Về tên tiếng anh là The Returning Casualty và chương trình trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà một cách công khai.

Quan khách tham dự.
Quan khách ngồi ghế theo hàng ngang và có bốn dãy, có ba lối đi giữa từ trên thẳng xuống cuối hội trường, cuối hội trường là dãy bàn ngang có phục vụ nước lọc và thức ăn nhẹ,  BTC quá chu đáo.
Xin phép trích thành phần khách tham dự trong bài viết của ký giả Lê Bình: "Theo giới thiệu chúng tôi ghi nhận có: Cụ Trương Đình Sửu (K2/TĐ), cựu Tr. Tá Lê Bá Bình (TQLC), Ông Nguyễn Minh Đường (LLSQTĐ), Ông Trần Văn Bảy (Hội TQLC), Ông Nguyễn Thanh Lương (Võ Bị), Cựu Tr. Tá Đỗ Hữu Nhơn (LLĐB), Ông Nguyễn Cơ (QC), Ông Lê Thái Phúc (HQ/BĐ), Ông Phan Tấn Đạt (CTCT), Ông Lê Hữu Dư (ND) Ông Triệu Hà (ĐPQ&NQ), Ông Trương Tám (Đồng Đế), Ông Nguyễn Đắc Thư (TG), Ông Phạm Phú Nam (Dân Sinh), Ông Phạm Đốc (QGNT), Ông Trần Ngãi (LLĐB), Ông Ngô Quyền, Ông Nguyễn X. Diến (BĐQ), Ông Chinh Nguyên (Lạc Việt), Cựu ĐT Vũ Văn Lộc… và nhiều cựu quân nhân, đồng hương. Về phía truyền thông có Đài Truyền Hình Quê Hương, Radio Dân Sinh, Tạp Chí Nàng Thế Kỷ 21."  Ngưng trích.
Trong 84 vị khách tham dự có 82 vị là quốc tịch Hoa Kỳ,  1 vị quốc tịch Úc và người còn lại không rỏ  quốc tịch nước nào.  Vị khách nầy đặc biệt tuổi trên dưới 30, y phục theo kiễu tài tử Hàn Quốc mặc quần jean đen, áo thu thun cũng màu đen và bỏ ngoài quần, tư thế ngồi trên ghế rất Hip Hop, cung cách của anh có vẻ không hòa đồng với mọi người. 

Tôi ghi nhận sự có mặt của ông Tiến Sĩ Đinh Xuân Quân tới từ nam California, võ sư Phạm Huy Khuê trong quân phục Thiết Giáp Binh và mấy vị là bạn cùng khoá với ông Thành (sau khi bế mạc hội thảo mấy vị đó khắn khít với ông Thành và tôi nghe có người gọi ông Thành là bồ Thành và cho biết là bạn cùng khóa; cho nên tôi mới biết họ là bạn cùng khóa với ông Nguyễn Đạc Thành)

Trong 84 vị khách có tới 90% là cựu quân nhân mặc quân phục, 90% có người thân, bạn bè hoặc đồng đội đang an nghỉ bên trong Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà, 100% khách tham dự quan tâm đến sự an toàn của Nghĩa Trang và muốn Nghĩa Trang được trùng tu 100% như ban đầu trước năm 1975.  Đây là kết quả mà Đại Tá Tuấn làm một thống kê nho nhỏ bằng các câu hỏi và khách tham dự trả lời bằng cách giơ tay lên, tôi tranh thủ ghi kết quả (kết quả nầy có tính tương đối) 

Sau phần giới thiệu quan khách, ban điều hợp và thuyết trình đoàn là phần mở đầu của ông Tổng Thư Ký Liên Hội Cựu Quân Nhân Bắc California, ông Lê Đình Thọ, xuất thân Võ Bị Đà Lạt, mở đầu với lời chào mừng quan khách, ban điều hợp và thuyết trình đòan. Ông Thọ bắt đầu phát biểu, trong lời phát biểu của mình ông Thọ nói mục đích của cuộc hội thảo: “Đây là dịp để chúng ta lắng nghe và tìm hiểu tiến trình trùng tu NTQĐBH, nơi an táng hơn 16,000 đồng đội của chúng ta mà nhà cầm quyền CSVN đã và đang tìm cách đào mồ cuốc mả đồng đội của chúng ta; NTQĐBH có nguy cơ bị huỷ hoại với nhiều lý do.” Ông Thọ cũng nhấn mạnh sự tế nhị của vấn đề, để bảo vệ cho những người đã và đang âm thầm giúp công việc nhân đạo nầy không nên đưa hình ảnh  và những vấn đề thảo luận của cuộc hội thảo ra ngoài, không được phổ biến với bất kỳ hình thức nào. Về đóng góp ý kiến: “Chúng ta nên có ý kiến xây dựng, đừng đả phá vì hơn 38 năm qua có nhiều đả phá nhưng không làm được gì cho đất nước, bây giờ là lúc chúng ta nên có ý thức chung làm công việc giữ gìn mồ mả của những chiến hữu đã nằm xuống…" Ông Thọ nói tiếp: "Đây là chương trình nhân đạo và mang tính tâm linh, chúng ta làm công việc trùng tu NTQĐBH trước là mang lại sự yên ổn mồ mả cho đồng đội đã nằm xuống cho chúng ta được sống, sau là an ủi thân nhân của người Tử Sĩ rằng 38 năm sau khi tan hàng những người lính của QLVNCH nay vẫn còn nhớ đến chồng, cha và anh em của mình."  Ông Thọ nhấn mạnh rằng:  "Chúng ta không phải là những người lính vô ơn bội nghĩa với người đã hy sinh tính mạng cho chúng ta được sống, chúng ta còn nợ đồng đội một món nợ, là nguời lính chúng ta phải giữ gìn tình Huynh Đệ Chi Binh."

Sau phần phát biểu của ông Thọ, cựu Hải Quân Đại Tá Trần Thanh Điền, trong ban điều hợp, ngỏ lời cảm ơn BTC đã tổ chức buổi hội thảo về trùng tu NTQĐBH. Hải quân Đại Tá Trần Thanh Điền với giọng trầm và rất rõ ràng ông nói với khách tham dự:  “Hội VAF (Vietnamese American Foundation) đã xúc tiến công việc nầy từ năm 2007, một công việc thuần tuý nhân đạo để bảo tồn mồ mả của đồng đội chúng ta, đây là công việc rất tế nhị và khó khăn.”  Ông đề nghị cử tọa nên đóng góp ý kiến lịch sự, ôn hòa trong tinh thần xây dựng, những câu hỏi nên viết ra trên một mẩu giấy với tên người hỏi và câu hỏi một cách vắn tắt và rõ ràng, những câu hỏi ngoài đề tài của buổi hội thảo nầy xin để giành cho một buổi hội thảo khác với chủ đề thích hợp.  Ông Thọ đã đi phát mẩu giấy là flash card cho khách tham dự.  Sau đó cựu Đại Tá Trần Thanh Điền nhường lời cho cựu Trung Tá Đỗ Hữu Nhơn, ông Nhơn nói: "Chúng ta đều mong muốn Nghĩa Trang được trùng tu nhưng mỗi chúng ta đều có một cách làm khác nhau, vì vậy buổi hội thảo nầy chúng ta sẽ lắng nghe phần trình bày của thuyết trình đoàn để có thể tìm ra một mẫu số chung cho công việc trùng tu NTQĐBH được thành công.  Những quý vị nào chưa hiểu về VAF cũng như việc trùng tu NTQĐBH xin vui lòng đặt câu hỏi để được trả lời một cách rõ ràng".  Ông Nhơn dứt lời thì cựu Hải Quân Đại Tá Trần Thanh Điền giới thiệu Đại Tá Lục Quân Hoa Kỳ Tôn Thất Tuấn.

Phần thuyết trình cùa Đại Tá Lục Quân Hoa Kỳ Tôn Thất Tuấn
Đại Tá Tôn Thất Tuấn trong quân phục Lục Quân Hoa Kỳ đứng dậy chào quan khách và ban điều hợp, ông bước sang phải và tiến đến bục để thuyết trình.  Đại Tá Tôn Thất Tuấn đã mở đầu bằng lời xác nhận: “Những gì tôi phát biểu hôm nay là ý kiến của cá nhân tôi, không phản ảnh quan điểm của chính phủ Hoa Kỳ, không liên quan đến bộ tự lệnh Thái Bình Dương”. Ông giới thiệu về bản thân một cách ngắn gọn: “Tôi vượt thoát khỏi VN năm 16 tuổi, trong thời gian trước  năm 1975 tôi có chứng kiến những sự dũng cãm, sự hy sinh và chịu nhiều thiệt thòi quá sức chịu đựng của quân lực VNCH".  Ông bày tỏ lòng kính phục quân lực VNCH, ông cũng đề cập đến sự hy sinh và nhẫn nại của cha mẹ đã đưa con cái đến Hoa Kỳ tìm tự do và xây dựng cho thế hệ con cháu được thành công.

Đại Tá Tuấn đã trình bày sự quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ bao gồm giáo dục, thương mại và quốc phòng.   Việt Nam gửi sinh viên sang Hoa Kỳ du học trong nhiều lãnh vực như giáo dục, kỹ thuật và huấn luyện quân sự… Ông nhắc đến việc quân đội Hoa Kỳ tìm kiếm quân nhân mất tích (MIA) trong suốt 25 năm chỉ tìm được chưa quá 700 quân nhân bị mất tích, hiện còn khoảng hơn 1000 quân nhân mất tích, chính phủ Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tìm kiếm quân nhân mất tích trên chiến trường ở Việt Nam.  Ông Tuấn nói tiếp:  "Tôi chưa từng biết những quân nhân mất tích đó ,nhưng với tôi việc đi tìm hài cốt của họ đem về trao trả lại cho cha mẹ của họ, trao trả hài cốt của họ lại cho thân nhân của họ là sứ mệnh của tôi vì tôi là một quân nhân"  Tiếng vỗ tay vang hội trường.  Ông cũng đề cập đến sự thành công của người Việt tại Hoa Kỳ, cộng đồng người Việt gồm có nhiều thành phần như tỵ nạn, đoàn tụ, du học sinh và thương mại…

Ông Tuấn trình bày về hội VAF từ những khó khăn cho tới những thành quả đạt được trong bảy năm qua.  Ông nhận định rằng:  "Việc làm của hội VAF mang tính nhân đạo bao gồm tìm và cải táng hài cốt và giữ gìn mồ mả Tử Sĩ VNCH.  Việc nhân đạo không thể gọp chung với chánh trị hay là trao đổi qua thương thảo.  Việc nhân đaọ phải được thực hiện một cách độc lập".  Ông Tuấn nói tiếp: "Việc tìm kiếm hài cốt tù cải tạo do một ông già 72 tuổi và mấy người trẻ trong hội VAF đang ngồi dưới đây là một cố gắng ngoài sự tưởng tượng của ông, còn nhiều giới hạn về nhân sự nhưng rất nhẫn nại để tìm kiếm một con đường bảo vệ những gì còn lại của quân lực VNCH.  Hội VAF là những người mang nặng tình đồng đội, những người nói được và đã làm được".  Ông Tuấn nói:  “Người ảo mộng luôn ngồi chờ cơ hội, người thực tế đi tìm cơ hội, người minh mẫn sẽ biết cách tạo ra cơ hội”.  Ông Tuấn nói tiếp:  “Ý nghĩa của việc cải táng hài cốt tử sĩ VNCH và trùng tu NTQĐBH là công việc mang lại lợi ích cho gia đình Tử Sĩ, nhưng rất tiếc rằng đã bị những tổ chức khác lợi dụng cho mục tiêu chính trị”.  Theo ông Tuấn việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà rất khó khăn, phải kiên nhẫn, cần được khuyến khích và ủng hộ tối đa.  Để sau nầy chúng ta không hổ thẹn khi con cháu hỏi tại sao mồ mả của ông cha của con bị mất hoặc huỷ hoại chỉ vì chúng ta không cố gắng làm hết mình trong ngày hôm nay. Ông nói: "Nếu chúng ta hiểu được những khó khăn đó thì sẽ hiểu thông suốt được vấn đề trùng tu NTQĐBH, chúng ta phải hiểu rỏ mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, chúng ta cần biết rỏ vị trí của chúng ta trên đất nước Hoa Kỳ để có những nhận định và phương hướng làm việc một cách hiệu quả”.  Ông cũng nói rằng người Việt tại Hoa Kỳ là người Mỹ gốc Việt, danh xưng cộng đồng người Việt Hải Ngoại có ý nghĩa là những người Việt đi du học, đi làm việc ở Hoa Kỳ là một tập thể của những người Việt Kiều, điêù đó nói lên người Việt đến đây sinh sống vì du học hay làm việc tại quốc gia nầy; trong khi đó người Việt tại Hoa Kỳ là người mang quốc tịch Hoa Kỳ là người Mỹ gốc Viẹt. Chỉ có người Mỹ mới có quyền yêu cầu chính phủ Mỹ làm việc cho quyền lợi của người Mỹ. Ông đề nghị nên dùng danh xưng “Người Mỹ gốc Việt” thay vì cộng đồng Người Việt Hải Ngoại rất khó thuyết phục chính phủ Mỹ lắng nghe nguyện vọng của mình.  Đại Tá Tuấn tạm ngưng phần thuyết trình của mình ông chào ban điều hợp và khách tham dự và về lại bàn của thuyết trình đoàn.

Ông Nguyễn Đạc Thành
Cựu Trung Tá Đỗ Hữu Nhơn giới thiệu ông Nguyễn Đạc Thành, ông Thành đứng dậy chào ban điều hợp và quan khách, ông Thành bước sang phải và tiến đến bục thuyết trình.  Ông giới thiệu về mình, ông Thành đến Mỹ năm 1990 ở New York, di chuyển qua Texas năm 1991.  Năm 1993, ông lập hội Ái Hữu HO để giúp đỡ anh em HO đến sau có thể bước vào cuộc sống mới dễ dàng.  Sau một thời gian hội H.O do ông Thành thành lập tạm ngưng sinh hoạt.  Sau đó ông Thành đi học những lớp huấn luyện về luật và trở thành phụ tá cho một luật sư có văn phòng Luật tại Texas.  Thời gian ông còn ở trong trại tập trung cải tạo ngoài đất bắc.  Ông Thành có người bạn tù tên là Lê Xuân Đèo, khi ông nầy bị chết trong tù ông Thành có hứa rằng:  "Nếu ông còn sống và được trở về với gia đình ông sẽ tìm cách đưa hài cốt của ông Đèo về với gia đình.  Lời hứa đó vẫn ấp ủ trong tâm của ông cho tới năm 2006.   Trước thời gian Tổng Thống Bush đi sang Viêt Nam thì ông Luật Sư của ông là ông Robin Mitchell tháp tùng với phái đoàn của Tổng Thống Bush đi vô Viêt nam. Ông Thành có nhờ Luật Sư đề cập với chính phủ Việt Nam đến việc cho ông Thành được vô Viêt Nam tìm hài cốt của đồng đội, từ đó mà hình thành việc đi tìm hài cốt những đồng đội chết ở trong các trại tập trung cải tạo từ Lào Cai, Sơn La đến những trại tù dưới đồng bằng tại miền nam. Người tù bất hạnh Lê Xuân Đèo là những người đầu tiên đã được chính tay ông tìm và cải tang về quê ở Nha Trang (ông Thành đã thực hiện đúng lời hứa với bạn tù của mình)  Sau đó ông được giới thiệu đến các viên chức chính phủ Việt Nam như Trung Nguyễn, tham tán chánh trị của toà Đại Sứ Viêt Nam tại Washington D.C, năm 2006 ông Thành đã gặp Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phú Bình, và tiếp xúc với các giới chức của Việt Nam với sự trợ giúp từ một số người làm việc trong chính phủ Hoa Kỳ nặng tình với người lính VNCH.

Năm 2010, ông Thành gặp TNS Jim Webb và được khuyên là nên dùng vị trí của một công dân Mỹ để vận động các chính khách trong chính phủ Hoa Kỳ tiếp một bàn tay. Sau đó tổng hội H.O đổi danh xưng là Vietnamese American Foundation viết tắt là VAF, sau một thời gian sinh hoạt công việc nhân đạo, ông nộp đơn xin VAF thành một non-government organization nghĩa là một tổ chức phi chính phủ của Mỹ viết tắt là NGO.  Sau đó VAF được USAID ghi danh là một PVO vào năm 2011.   Kể từ đó hội VAF có thể làm việc bên ngoài nước Mỹ tại bất cứ nơi nào chính phủ Hoa Kỳ có đặt quan hệ ngoại giao và VAF có thể hoạt động với sự bảo vệ và giúp đỡ của chính phủ Mỹ.

Ông Thành cho biết công việc có nhiều khó khăn, ông đã được sự trợ giúp từ những người vận động âm thầm sắp xếp cho ông gặp Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, và ông Thành đã đề nghị một chương trình tìm và cải táng hài cốt binh sĩ của QLVNCH hy sinh trên chiến trường, chết trong các trại tập trung cải tạo và được trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà trong tinh thần nhân đạo và công bằng.  Những điều ông yêu cầu đã được phía Việt Nam chấp nhận từng bước một và từng công việc một trong từng giai đoạn khác nhau.  Ông Thành nói:  “Trong suốt thời gian ông vô ra Việt Nam để thực hiện việc tìm hài cốt binh sĩ VNCH hy sinh tại chiến trường và hài cốt tù cải tạo và trùng tu NTQĐBH ông chưa bao giờ làm nhục tinh thần của người lính VNCH.”  Quan khách vỗ tay vang cả hội trường.  Ông đưa tay lên cổ áo của ông và nói:  “Bông mai bạc, bông mai vàng là kết tựu máu và xương cốt của đồng đội của chúng ta, là những người đang nằm trong NTQĐBH, mà mồ mả của anh em đang bị hoang tàn và đổ nát" (tiếng vỗ tay lại vang dậy hội trường).  Ông Thành nói:  “Mọi thảo luận đều dựa trên căn bản đạo lý của người Việt Nam và công bằng.  Ông không xin xỏ, không khom lưng và không luồn cúi ai.”  Quan khách lại vỗ tay  vang dậy hội trường.

Riêng về việc trùng tu NTQĐBH đều dựa trên những gì đang còn tồn tại và đã bị hư hại, hội VAF vẽ lại kiểu của nghĩa trang như trước năm 1975, chỉ thêm vào những phần phụ như lập bàn thờ cho 16,000 Tử Sĩ và một lư hương lớn để thắp nhang. Ông cũng để cập đến những việc làm ưu tiên như trùng tu khu vực Nghĩa Dũng Đài, Vành Khăn Tang, chặt cây trong khu vực Nghĩa Dũng Đài và Vành Khăn Tang.  Xây gấp một Bàn Thờ để bà con thăm viếng có chổ cắm hoa, để quả và lễ vật cúng Tử Sĩ.  Trước đây vì không có bàn thờ cho nên bà con buộc lòng phải để đồ cúng dưới đất cùng với đủ loại sâu bọ và côn trùng nhìn dơ quá.  Ông Thành nói sẽ cố gắng xây lại những ngôi mộ đang có nấm bằng đất theo kiểu mẫu sau cùng được xây trước ngày 30-4-1975.  Ông cũng ấp ủ mộng ước đưa hài cốt quân nhân QLVNCH qua đời trong các trại tập trung cải tạo mà chưa có thân nhân thừa nhận để đưa về an táng, họ phải được tôn thờ, người dân có thể thăm viếng và nhang khói như những quân nhân đã tử trận.  Đến đây không khí hội trường chùng xuống vì những sự đau thương mà những người lính QLVNCH phải gánh chịu.

Thành quả VAF đã đạt được trong suốt 7 năm qua.
1.   Tìm và cải táng mộ phần quân nhân tử trận trên chiến trường và mộ phần tù cải tạo.
Hội VAF đã tìm được hơn 500 ngôi mộ tù cải tạo trong những địa danh ông Thành và các thành viên của hội VAF đã đi qua từ Lào Cai, Sơn La, cho tới Bù Gia Mập và Long Giao, đã trực tiếp và gián tiếp cải táng và trao khoảng 200 di cốt của những người tù bất hạnh lại cho thân nhân.  Hội VAF đã cải táng gần 100 di cốt của quân nhân tử trận tại quân trường Quang Trung (tin nầy có post trên trang web www.tinhdongdoi.org của hội VAF).  Tìm được mộ phần tù cải tạo, tìm danh tánh và than nhân của Tử Sĩ không dễ.

2.   Thử nghiệm DNA.
Hội VAF đã thành công trong việc thử nghiệm DNA trên mẩu xương của tù cải tạo an táng tại nghĩa địa Làng Đá ở hồ Thác Bà, tỉnh Hoàng Liên Sơn nay là tỉnh Yên Bái.  Ông Thành cho biết:  "Cã hai phía Hoa Kỳ và Việt Nam coi việc bốc mộ tại Làng Đá là một trắc nghiệm cho khả năng của VAF.  Với sự thành công từ (1) và (2) VAF đã nâng chương trình Đưa Người Tử Sĩ Trở Về lên mức cao hơn là đi tìm mộ tù cải tạo trên toàn Việt Nam.  Hiện tại ông Thành đang lo chuyện khai quật khu mộ tù cải tạo tại Phú Yên để đưa mẩu xương về Mỹ để thử DNA tìm danh tánh của người quá cố dựa trên tin tức và mẫu thử DNA của thân nhân đã nhờ đến sự giúp đỡ của hội VAF.

3.   Trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà.
Ông Thành cùng với nhiều người từ nhiều phía đã vận động xây và đã tráng nhựa lại con đường đi từ cổng vào tới khu vực Nghĩa Dũng Đài. 
. Vận động phía Việt Nam xây lại một trong 4 cầu thang dưới chân Nghiã Dũng Đài.
·         Xây một bàn thờ cho 16,000 Tử Sĩ ngay phía trước Vành Khăn Tang.
·         Xây 8 bàn thờ nhỏ ở cuối 8 khu mộ
·         Chặt cây trong khu vực Nghĩa Dũng Đài
·         Phá bỏ nhà vệ sinh đã xây bên trong Nghĩa Dũng Đài là nơi linh thiêng nhất của Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà.
·         Phá bỏ khu nhà ở bên dưới Vành Khăn Tang
·         Tráng xi măng mặt bằng bên trong Nghĩa Dũng Đài và bên dưới Vành Khăn Tang.
·         Và những công việc trùng tu khác cho Nghĩa Trang đang được bàn thảo với chính phủ Việt Nam.

Đại Tá Tôn Thất Tuấn trở lại bục thuyết trình.
Ông Tuấn chiếu một slide show về một ngôi mộ tử sĩ trong NTQĐBH.  Ngôi mộ là một tấm xi măng phủ rêu phong với một chiếc bia mộ đơn sơ nằm trên mặt đất.  Ông Tuấn nói:  “Trùng tu nghĩa trang không phải chỉ sơn phết vôi trên tấm xi măng chụp trên ngôi mộ nầy  hoặc làm sạch cỏ xung quanh ngôi mộ nầy”.  Theo ông Tuấn rằng chúng ta phải làm sao để tấm xi măng nầy chụp trên ngôi mộ nầy không bị nghiêng ngả, cỏ không mọc lên trên và xung quanh mộ phần người Tử Sĩ.   Để người Tử Sĩ không bị tủi hờn, gia đình tử sĩ VNCH cảm thấy an tâm về nơi an nghỉ của thân nhân của mình đã và đang được chúng ta đang bảo tồn.   Công việc trùng tu NTQĐBH rất khó khăn, đòi hỏi thời gian, kiên nhẫn và sự hợp tác từ nhiều người trong tinh thần nhân đạo. 
Tôi ghi nhận trong phần tài liệu thuyết trình của ông Tuấn có hai hình nói về cách trùng tu NTQĐBH.

Cách thứ nhất.  Một số người Việt ở hải ngoại không chấp nhận nói chuyện trực tiếp với chính phủ Việt Nam.  Cách nầy khó thực hiện được



Cách thứ hai.  Vận động sự tiếp tay từ nhiều người từ nhiều phía.  Nếu không có đường gạch màu xanh bên dưới sẽ gặp rất nhiều khó khăn.


Câu hỏi và đáp.
Các câu hỏi được hỏi qua hai cách.  Một cách là khách tham dự viết những câu hỏi và kèm theo tên người hỏi trên mẩu giấy và trao cho BTC, BTC trình các các câu hỏi lên ban điều hợp.  Cách còn lại là hỏi trực tiếp từ khách tham dự.

1.   Cách hỏi viết ra giấy.
Hỏi  bằng cách viết ra giấy 99% là đúng với chủ đề hội thảo.  Các câu hỏi đều đặt trên tinh thần xây dựng, tình chiến hữu với cứu cánh là làm sao để việc trùng tu NTQĐBH được tốt đẹp.  Trình tự từng câu hỏi được tr lời thoả đáng từ phía thuyết trình đoàn. 

Ông Thành nói các bên tham gia vào cuộc chiến Việt Nam đã lo xong việc tìm kiếm di cốt của quân nhân của họ và chôn cất hài cốt của quân nhân tử trận trong những nghĩa trang rất khang trang.  Tại sao hài cốt người lính VNCH phải chịu lạnh lẽo trong rừng sâu nước độc và mồ mả của Tử Sĩ bị hoang phế và hư hại?  Ông Thành nghĩ điều nầy là không công bằng cho đồng đội của ông.

Có một vị khách hỏi ông về định nghĩa của cuộc chiến Việt Nam.  Ông Thành tr lời đó là cuộc nội chiến.  Vị khách đó và chỉ có vị khách đó không đồng ý với cách giải thích của Thành. Ông Thành nói một cuộc chiến tranh xy ra giữa những người trong cùng một quốc gia thì gọi là nội chiến.  Nhiều người trong hội trường cho rằng câu hỏi đó không đúng với chủ đề buổi hội thảo.  Đúng ra ông Thành không nên tr lời câu hỏi đó, vì ông Thành chỉ là người lính như bao nhiêu người đang ngồi trong hội trường.  Đúng ra người đặt ra câu hỏi đó nên hỏi những sử gia thay vì hỏi ông Thành.  Cá nhân tôi nghĩ rằng đây là câu hỏi không đúng ch và hỏi không đúng người.  Tôi không thấy có ai đưa tay phản đối nên tôi nghĩ rằng không có ai phản đối cách ông Thành định nghĩa cuộc chiến tranh Việt Nam.  Vì đây là hội thảo là thảo luận từ hai phía thuyết trình đoàn và cử tọa đoàn trong tinh thần dân chủ.

Tôi xin phép làm phiền độc giả mở rộng ý nầy mong mọi người đóng góp để sự hiểu biết của tôi được đúng.  Có người cho rằng cuộc chiến Việt Nam là cuộc chiến Quốc-Cộng, Ý Thức Hệ.  Sự hiểu biết của tôi hạn hẹp, tôi nghe như mơ hồ quá.  Ý Thức Hệ hiểu chung chung là những quan niệm về một điều gì đó khác nhau và người ta bảo vệ lập trường kiên định đó.  Những ý nghĩ khác nhau đó đưa đến mâu thuẩn và trở thành bất đồng về lập trường chính trị.  Một trong hai phía hoặc cả hai phía không đưa ra được một một phương pháp dung hoà.  Cuối cùng xử dụng vũ lực để giải quyết bất đồng. Như vậy theo tôi Ý Thức Hệ là nguyên nhân dn đến cuộc chiến tranh giữa những người cùng một quốc gia tàn sát ln nhau.  Theo tôi Ý Thức Hệ không phải là định nghĩa hoặc tên gọi cho cuộc chiến tranh Việt Nam.

2.   Hỏi trực tiếp.
Câu hỏi số 1.  
Câu nầy do ông Trương Tám hỏi (đúng ra đây không phải là câu hỏi mà là nhận định của ông Trương Tám).  VAF vận động CSVN cho trùng tu NTQĐBH vậy chúng tôi phải cám ơn CSVN và chúng tôi phải công nhận CSVN . Có nhiều người trong quan khách nói điều anh đưa ra là không đúng với chủ đề hội thảo.  Ông Trương Tám nói na chừng rồi ngưng (có lẽ ông đang suy nghĩ cho câu nói kế tiếp) Ông Đại Tá Tuấn đứng và cầm microphone đợi ông Trương Tám nói tiếp (lúc đó ông Trương Tám không nói chi hết) cho nên ông Tuấn cầm microphone lui bước và nói cám ơn anh đã đặt câu hỏi nhưng câu hỏi của anh không thực tế với chủ đề hội thảo ngày hôm nay.  Chúng tôi xin phép không tr lời.  Đột nhiên ông Trương Tám nói lớn: “Tôi chưa hỏi xong sao lấy microphone đi. Oh My God.  Ông Trương Tám đã ngưng không nói tiếp ai mà biết ông còn có câu hỏi.  Ông Tuấn nói anh còn hỏi h.  Tại anh không nói tui đâu có biết.  Ông Trương Tám nói:  "Tôi muốn lật đổ CSVN".  Nói xong câu nói đó ông Trương Tám bỏ ra ngoài và không chào ai hết!  Hội thảo vẫn tiếp tục, ông Trương Tám là người duy nhất bỏ ra ngoài.

Câu hỏi số 2.  
Một anh với gương mặt có râu nói tôi đại diện cho cựu quân nhân bắc Cali.  Có nguời nói rằng câu hỏi của anh là của anh chứ không phải của chúng tôi, anh không phải đại diện cho chúng tôi.  Và anh đó hỏi:  “Trùng tu NTQĐBH là có làm lợi cho Việt Nam không?”  Ông Tuấn tr lời trùng tu NTQĐBH là nhân đạo.  Có lợi cho ai không là tuỳ vào suy nghĩ của người đó.  Bây giờ anh ra chợ mua chai nước mắm thì anh làm lợi cho ai?  Và anh đó trở về ghế ngồi rất lịch sự.  Sau khi bế mạc anh đó nói chuyện với ông Tuấn, ông Thành và mọi người rất vui v bên ngoài hội trường.

Câu hỏi số 3. 
Một ông tên An tự xưng là cựu quân nhân hình như là Võ Bị Đà Lạt vì ông có nhắc đến 2 người bạn (vị niên trưởng) của ông là Cao Văn Thi và Nguyễn Anh Dũng (2 vị nầy là VBĐL). Ông hỏi là, bên ngoài nghĩa trang có 300 mộ của những chiến sĩ tử thủ tại SG chống lại VC đến ngày 30/4/75, bị sát hại. Sau đó được chôn gần như tập thể bên ngoài nghĩa trang BH, anh Thành đã đưa vào nghĩa trang QĐBH chưa?  Ông Thành tr lời công việc đó vẫn đang xúc tiến vì không đơn gin như chúng ta nghĩ.  Tôi dự trù thử DNA để xác định danh tánh của các Tử Sĩ.

Câu hỏi số 4.
Ông Minh nói tôi vừa trở về từ Việt Nam và có lên NTQĐBH có chụp hình cổng tam quan.  Ông nói như sau:  “Anh Thành nói con đường dn vào Nghĩa Dũng Đài đã được tráng nhựa, xin anh Thành nói lại cho đúng!”  Ông vừa nói và đưa tấm ảnh lên cao cho mọi người xem ông chụp cổng tam quan có những bậc thang đi vào Đền Tử Sĩ.  Con đường cổng tam quan nầy vẫn còn hoang phế và ông Minh nói làm cỏ cho một mộ phần có $30,000.00 đồng.  Đề nghị anh Thành nói cho rõ.

Ông Thành trã lời đó là cổng tam quan dn vào Đền Tử Sĩ bằng những bậc thang, không phải là con đường không thể tráng nhựa trên những bậc thang đó.  Tôi nói là một trong những con đường dn vào Nghĩa Dũng Đài đã được tráng nhựa. 

Xin phép được nói thêm ở đây ông Minh không nắm rõ việc trùng tu NTQĐBH những gì ông Thành đã làm được và chưa làm đưọc.  Trong thâm tâm ông Minh nghĩ rằng ông Thành nói sửa con đường từ cổng tam quan vào Đền Tử Sĩ nhưng bị ông Minh phát hiện là chưa làm như vậy là ông Thành đã nói không đúng.  Trời ơi, ông Thành nói một đường ông Minh hiểu một no.  Cái tai hại là ở ch nầy đây thưa Quý Vị.  Không nắm bắt được hết công việc mà nghĩ rằng mình đã hiểu hết và sn sàng quy tội cho ngưòi khác.   Điều nầy không đúng.

Câu hỏi số 5.  
Một người xưng là Quốc Gia Nghĩa Tử hỏi Đại Tá Tôn Thất Tuấn những lần ông Tuấn họp với Việt Nam về quân sự gia Hoa Kỳ và Việt Nam vậy có lần nào đem việc trùng tu NTQĐBH vào chương trình của các buổi họp.  Ông Tuấn tr lời không vì trùng tu NTQĐBH là nhân đạo.  Không thể gọp chung với chính trị hay quân sự. Cám ơn anh đã đặt câu hỏi.

Thời gian không còn nhiều nên BTC có lời tổng kết buổi hội thảo.  Cựu Trung Tá Đỗ khẳng định:  "VAF đã tìm được hơn 500 ngôi mộ tù cải tạo, cải táng hơn 200, VAF chưa đưa bất kỳ một hài cốt nào của đồng đội vào cải táng ở bên trong Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà". Cựu Trung Tá Đỗ Hữu Nhơn lập lại rằng chúng ta nên tìm mu số chung cho việc trùng tu NTQĐBH. Ông Lê Đình Thọ cũng lập lại: "Đây là chương trình nhân đạo và mang tính tâm linh, chúng ta làm công việc trùng tu NTQĐBH trước là mang lại sự yên ổn mồ mả cho đồng đội đã nằm xuống cho chúng ta được sống, sau là an ủi thân nhân của người Tử Sĩ rằng 38 năm sau khi tan hàng những người lính của QLVNCH nay vẫn còn nhớ đến chồng, cha và anh em của mình."  Ông Thọ nhấn mạnh rằng:  "Chúng ta không phải là những người lính vô ơn bội nghĩa với người đã hy sinh tính mạng cho chúng ta được sống, chúng ta còn nợ đồng đội một món nợ, là nguời lính chúng ta phải gi gìn tình Huynh Đệ Chi Binh."

Bế mạc hội thảo.  
Cựu Trung Tá Lực Lượng Đặc Biệt Đỗ Hữu Nhơn tuyên bố bế mạc hội thảo bằng một lời tâm tình:  "Anh Thành, công việc tìm hài cốt của anh em và công cuộc trùng tu NTQĐBH do anh dấn thân làm trong nhiều năm qua rất khó khăn mới có được những thành quả như hôm nay.  Chúng tôi hy vọng anh vẫn tiếp tục con đường anh đã mở ra để chúng tôi đi theo và làm với anh.  Nếu chẳng may anh bỏ na đường thì chúng tôi phải làm sao?
Ban tổ chức, ban điều hợp và thuyết trình đoàn chào và cám ơn quan khách đã giành thời gian quý báu cho buổi hội thảo.  Mọi người hân hoan ra về.  Có nhiều người còn nán lại trò chuyện với ông Tuấn và ông Thành bên ngoài hội trường.  Ông Đỗ Hữu Nhơn là người cuối cùng ra khỏi hội trường và hội trường khóa cửa.

Cm nghĩ cá nhân của người viết về những điều lưu tâm.
Điều lưu tâm thứ nhất.
Câu nói của ông Tuấn:  "Tôi chưa từng biết những quân mất tích đó, nhưng với tôi việc đi tìm hài cốt của họ đem về trao tr lại cho cha mẹ của họ, trao tr hài cốt của họ lại cho thân nhân của họ là sứ mệnh của tôi vì tôi là một quân nhân ".  Tôi ghi nhận câu nói của ông Tuấn với cương vị là một quân nhân của quân đội Hoa Kỳ.  Ông đặt việc tìm kiếm quân nhân mất tích (MIA) là sứ mệnh của ông vì ông là một quân nhân.  Tôi tự hỏi vậy tại sao có những quân nhân của chúng ta đ kích và đay nghiến việc tìm kiếm và cải táng hài cốt quân nhân của QLVNCH bị chết trong các trại tù tập trung cải tạo.  Tại sao như vậy?

Điều lưu tâm thứ hai.
Lời nói của ông Tổng Thư Ký Liên Hội Cựu Quân Nhân Bắc California.  "Đây là chương trình nhân đạo và mang tính tâm linh, chúng ta làm công việc trùng tu NTQĐBH trước là mang lại sự yên ổn mồ mả cho đồng đội đã nằm xuống cho chúng ta được sống, sau là an ủi thân nhân của người Tử Sĩ rằng 38 năm sau khi tan hàng những người lính của QLVNCH nay vẫn còn nhớ đến chồng, cha và anh em của mình."  Ông Thọ nhấn mạnh rằng:  "Chúng ta không phải là những người lính vô ơn bội nghĩa với người đã hy sinh tính mạng cho chúng ta được sống, chúng ta còn nợ đồng đội một món nợ, là nguời lính chúng ta phải gi gìn tình Huynh Đệ Chi Binh."  Xin cám ơn ông Thọ, LHCQNBC, ông Tuấn, ông Thành và những quý vị đang âm thầm vận động cho việc trùng tu NTQĐBH các vị  vẫn còn nhớ đến những Tử Sĩ đã vị quốc vong thân cho tôi được sống và còn ngồi đây viết bài tường thuật nầy.

Kính chào quý vị.

Đăng Huỳnh




No comments:

Post a Comment